Ethylendiamin Tetraacetic Acid, EDTA 2NA

Ethylendiamin Tetraacetic Acid, EDTA 2NA

  • Dòng sản phẩm:
  • Số lượng sản phẩm trong kho: 1000
  • Tên sản phẩm: Ethylendiamin Tetraacetic Acid, EDTA 2NA (xuất xứ Ấn Độ) Tên gọi khác: EDTA, Ethylendiamin Tetraacetic Acid Công thức hóa học: (HO2CCH2)2NCH2CH2N(CH2CO2H)2 Công dụng / Ứng dụng:  ...

  • 150.000 VNĐ
  • 140.000 VNĐ

Xu hướng tìm kiếm: AJITEIN Alginic Acid amino AMINO ACID Axit Fulvic bacilous bán lẻ phân bón vi lượng bán lẻ phân bón vi lượng chelate bentonite bentonize bima bio bo Borax boric Boron bột diệp lục bột hữu cơ Bột màu phân bón gốc Bột màu phân bón lá bột men vi sinh Bột men vi sinh Lactobacilus bưởi bưởi trái vụ ca ca chelate ca edta Ca(NO3)2 Các loại dầu ô liu cải tạo đất cam cam trái vụ canxi nitrat canxi nitrate cây bơ cây chanh dây cây có múi cây giống cây mẵng cầu cây na cây nho cây ổi cây ổi ta cây sàm thuyền cây sắn thuyền cây trái vụ cây xòi chanh dây chanh trái vụ chất chống hạn chất giữ ẩm chất kết dính chất kích thích ra rễ chất tạo đặc chất điểu hòa tăng trưởng Chất điều tiết sinh trưởng chế phẩm sinh học chelate chelate siêu dinh dưỡng chelate tổng hợp chuyển hóa emzym cơ chế phòng trừ sâu bệnh cu cu chelate cu edta CuSO4 DAP dầu ô liu organic dinh dưỡng dinh dưỡng cây trồng dinhduongcaytrong dinhduongcaytrong.net dolomite edta EDTA 2Na edta cu edta fe edta mn EDTA Na edta zn edta-mg emzym Ethylendiamin Tetraacetic Acid fe fe chelate fe edta FeSO4 fulvic fulvic Acid ga3 gam sorb giống cây ăn trái giống cây thảo dược giống cây trồng giun quế greenfarm greenfarm jsc H3BO3 hàm lượng hệ thống tưới hệ thống tưới nhỏ giọt hệ thống tưới tự động hẹn giờ humic hướng dẫn sử dụng phân bón lưu huỳnh hướng dẫn sử dụng trung lượng canxi hướng dẫn sử dụng trung lượng lưu huỳnh hướng dẫn sử dụng trung lượng magie hướng dẫn sử dụng vi lượng bo hướng dẫn sử dụng vi lượng bo chelate hướng dẫn sử dụng vi lượng canxi chelate hướng dẫn sử dụng vi lượng kẽm hướng dẫn sử dụng vi lượng kẽm chelate hướng dẫn sử dụng vi lượng magie chelate hướng dẫn sử dụng vi lượng mangan hướng dẫn sử dụng vi lượng mangan chelate hướng dẫn sử dụng vi lượng mo hướng dẫn sử dụng vi lượng mo chelate hướng dẫn sử dụng vi lượng sắt hướng dẫn sử dụng vi lượng sắt chelate hướng dẫn sử dụng vi lượng đồng hướng dẫn sử dụng vi lượng đồng chelate K2O K2SiO3 k2so4 Kali Humate Kali Humate Gap Kalihumate kẽm sunfat kẽm sunphat klc kỹ thuật bón phân cho cây bưởi kỹ thuật bón phân cho cây cà phê kỹ thuật bón phân cho cây cam kỹ thuật bón phân cho cây chanh kỹ thuật bón phân cho cây nho kỹ thuật bón phân cho cây sầu riêng kỹ thuật bón phân cho cây tiêu kỹ thuật bón phân cho cây xoài kỹ thuật bón phân cho cây điều lacto LACTPOWDER B lưới làm giàn dây leo lưới nhập khẩu lưới nhập khẩu từ thái lan lưu huỳnh lưu huỳnh bột magie sunfat magie sunphat Magnesium Oxide mangan sunphat manggan sunfat máy bơm AP 2500 máy bơm mini thủy canh máy bơm thủy canh máy bơm vườn rau gia đình mg mg chelate mg edta MgO MgSO4 mkp mn mn chelate mn edta MnSO4 mo mùn hữu cơ mùn mía naa nguyên liệu phân bón nguyên liệu phân bón nhập khẩu nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ cao cấp nguyên liệu sản xuất phân organic nguyên tố boron nguyên tố vi lượng bo ni tơ Nito Nitrophenol Nitrophenol 99% Nitrophenol 99% - Chất điều tiết sinh trưởng nitrophenolate nông trang xanh npk nuôi trồng thủy sản Ổ cắm hẹn giờ cơ Kawasan TG16 ổi trái vụ Ống nước LDPE organic olive oil P2O5 paclo Paclobutrazole phân bón phân bón giàu kali phân bón giàu lân phân bón humate nhập khẩu phân bón humic nhập khẩu phân bón hữu cơ phân bón hữu cơ humic phân bón không nitrat phân bón lá aries total phân bón lá nhập khẩu phân bón trung lượng can xi phân bón trung lượng lưu huỳnh phân bón trung lượng magie phân bón vi lượng kẽm phân bón vi lượng mang gan phân bón vi lượng nhập khẩu phân bón vi lượng sắt phân bón vi lượng đồng phân bón điều hòa sinh trưởng – paclobutrazol phân chuồng phân humate phân humate nhập khẩu phân humic nhập khẩu phân hữu cơ cao cấp phân hữu cơ nhập khẩu phân hữu cơ sinh học phân hữu cơ sinh học nhập khẩu phân kali nhập khẩu phân mkp phân npk phân npk nhập khẩu phân organic nhập khẩu Phân organic rong biển phân rong biển nhập khẩu phân sinh học phân trung lượng can xi phân trung lượng lưu huỳnh phân trung lượng magie phân vi lượng phân vi lượng kẽm phân vi lượng mang gan phân vi lượng nhập khẩu phân vi lượng sắt phân vi lượng đồng phân vi sinh phòng trừ sâu bệnh sinh học phun mưa phun sương Potasssium Humate Potasssium Humate Gap quýt rác hữu cơ rác sinh học rau rừng rau rừng gia lai rau thủy canh chất lượng tốt rau thủy canh sinh học rau thủy canh theo phương pháp đơn giản rong biển SA Saponin sắt sunfat sắt sunphat seaweed Seaweed Extract si lat đại việt silat Silica SiO2 Sodium Sodium Bicarbonate super humic Super Kali Humate Super kali humate gap super kali humic gap Super Potasssium Humate Super Potasssium Humate Gap superior organic fertilizer Tác dụng của Fugavic Acid Tác dụng của Fulvic Acid Tác dụng của humic acid Tác dụng của Ulmic acid thạch cao thảo dược thùng xốp thùng xốp dùng xơ dừa trồng rau thủy canh thùng xốp dùng đá nham thạch trồng rau thủy canh thùng xốp nuôi cá thùng xốp trồng rau thùng xốp trồng rau sạch thùng xốp trồng rau thủy canh thuốc trừ sâu thuốc trừ sâu sinh học tiết kiệm nước tốt nhất là "organic extra virgin olive oil" trichoderma trùn quế trung lượng can xi trung lượng lưu huỳnh trung lượng magie tư vấn trồng rau thủy canh sạch tưới nhỏ giọt Ure (đen) vi lượng vi lượng bo vi lượng bo thành phần chính trong borax vi lượng kẽm vi lượng mang gan vi lượng mo vi lượng nhập khẩu vi lượng sắt vi lượng đồng Vitamin Vitamin A Vitamin B Vitamin C Vitamin D Vitamin E www.dinhduongcaytrong.net xoài trái vụ Zeolite bột Zeolite viên zn zn chelate zn edta ZnSO4 đá nham thạch đô lô mít đồng sunfat đồng sunphat đu đủ

Tên sản phẩm: Ethylendiamin Tetraacetic Acid, EDTA 2NA (xuất xứ Ấn Độ) Tên gọi khác: EDTA, Ethylendiamin Tetraacetic Acid Công thức hóa học: (HO2CCH2)2NCH2CH2N(CH2CO2H)2 Công dụng / Ứng dụng: 
Sản phẩm: EDTA (Ethylendiamin Tetraacetic Acid)
Công thức hóa học: (HO2CCH2)2NCH2CH2N(CH2CO2H)2
Tên thường gọi: EDTA, Ethylendiamin Tetraacetic Acid
Xuất xứ: Hà Lan
Đóng gói: 25 kg/bao EDTA (Ethylendiamin Tetraacetic Acid)
Mô tả: -EDTA (Ethylendiamin Tetraacetic Acid) Bột màu trắng.
Công dụng: -EDTA (Ethylendiamin Tetraacetic Acid)Dùng để cô lập các ion kim loại, làm cho các ion này không tác dụng được với các hợp chất khác.-EDTA còn dùng cho các trường hợp bị nhiễm độc chì, thủy ngân ở người; cô lập canxi, magiê trong nước cứng, tránh để chúng kết hợp với các thành phần trong bột giặt tạo thành những cặn bẩn không tan bám dính vào quần áo ...-Ngoài ra, EDTA còn được ứng dụng trong phân bón nông nghiệp (dùng để tạo chelat (phức chất) ngăn kết tủa các kim loại nặng trong môi trường nước).
Ứng dụng: EDTA (Ethylendiamin Tetraacetic Acid) Ngành thủy sản, nông nghiệp, bột giặt, mỹ phẩm, xử lý nước…
Tham khảo thêm việc sử dụng edta trong thủy sản EDTA là từ viết tắt của EthyleneDiamineTetraacetic Acid. Đây là một axít hữu cơ mạnh (hơn 1.000 lần so với axít acetic) (EPA, 2004), được tổng hợp vào năm 1935 bởi nhà bác học F. Munz (Oviedo và Rodriguez, 2003). EDTA và các muối của nó thường ở dạng tinh thể màu trắng hoặc bột, không bay hơi và có độ tan cao trong nước. EDTA được tổng hợp từ ethylenediamine (C2H4(NH2)2), formol (HCHO) và gốc cyanide (HCN hoặc NaCN) (Sinax, 2011). Trong cấu trúc của EDTA có 2 nhóm amin (NH2) và 4 gốc carboxyl (COOH). Sản phẩm thương mại đầu tiên được sản xuất vào năm 1948 và bắt đầu sử dụng trong công nghiệp vì đây là một hợp chất giá rẻ,nhu cầu sử dụng toàn cầu hàng năm khoảng 100.000 tấn (Sinax, 2011). Các sản phẩm thương mại thường ở dạng muối như là CaNa2EDTA, Na2EDTA, Na4EDTA, NaFeEDTA,…(EPA, 2004).
EDTA được sử dụng trong sản xuất chất tẩy rữa 33%, xử lý nước 18%, công nghiệp giấy 13% (được sử dụng để phòng những ảnh hưởng của các ion Fe2+, Cu2+, Mg2+ trong quá trình tẩy trắng) và các ngành công nghiệp khác (Oviedo và Rodriguez, 2003). Trong nuôi trồng thủy sản thì được sử dụng để xử lý kim loại nặng và làm giảm độ cứng của nước trong ương tôm, cá giống hoặc nuôi  thịt.  Đặc tính của EDTA là tạo phức với các kim loại ở tỉ lệ 1:1. Khả năng tạo phức với kim loại phụ thuộc vào pH của nước, chẳng hạn như Ca2+ và Mg2+ yêu cầu pH khoảng 10 (Sinax, 2011). Mặt khác, sự tạo phức với các kim loại còn phụ thuộc vào hằng số hình thành phức, hằng số càng cao thì khả năng tạo phức càng cao. Đối với chì (Pb) hằng số K=1018, nhưng đối với Ca2+, K~108. Do đó, theo Sinax (2011) trong môi trường nước, mặc dù có nhiều Ca2+, nhưng Pb2+ sẽ cạnh tranh với Ca2+.
 EDTA di chuyển vào trong đất và tạo phức với các kim loại vết cũng như là các kim loại kiềm thổ (Na+, K+, Ca2+,…), từ đó làm tăng độ hòa tan của kim loại. Đặc biệt là trong đất phèn, EDTA sẽ tạo phức kẹp (chelate) Fe-EDTA từ đó làm giảm quá trình hoạt động của Fe3+. Trong môi trường kiềm, EDTA lại tạo phức chủ yếu với Ca2+ và Mg2+ tạo thành CaMg-EDTA (EPA, 2004) làm giảm độ cứng của nước. Một khía cạnh khác là trong phân tử EDTA có 10% là nitơ, vì vậy khi sử dụng EDTA có thể góp phần cung cấp thêm nitơ cho môi trường kích thích tảo phát triển. Mặt khác, theo Sillanpaa (1997) trong nước Ca3(PO4)2 và FePO4 thường là những dạng không hòa tan làm mất đi lượng lớn PO43- trong nước làm hạn chế sự phát triển của tảo, từ đó làm môi trường khó gây màu nước. Khi sử dụng EDTA sẽ tạo phức với Ca, Fe từ đó phóng thích PO43- vào trong nước ở dạng hòa tan, từ đó kích thích tảo phát triển (Oviedo và Rodriguez, 2003).
  2.    Ảnh hưởng của EDTA đối với môi trường và thủy sinh vật
EDTA tạo phức với kim loại, mức độ ổn đinh của phức sẽ tùy thuộc vào từng kim loại khác nhau. Các muối của EDTA tan trong nước, một số ít sẽ hấp thụ vào lớp bùn đáy ao, không bay hơi và khả năng phân hủy sinh học chậm (EPA, 2003). Sự phân hủy sinh học của EDTA trong môi trường phụ thuộc vào loại đất, nhiệt độ, pH, vật chất hữu cơ và thành phần vi sinh vật (EPA, 2004). Hiện nay, chưa có báo cáo về ảnh hưởng của EDTA lên sức khỏe con người. Tuy nhiên, EDTA được chứng minh là có ảnh hưởng lên sự ức chế sự tổng hợp ADN (Heindorff et al., 1983, trích bởi EPA, 2004) và khi vào cơ thể, EDTA tồn tại trong thận 95%, và 5% còn lại trong túi mật. (EPA, 2004). CaNa2EDTA được cho phép sử dụng trong bảo quản thực phẩm ở các nước Châu Âu và Mỹ ở giới hạn cho phép từ 25-800 ppm (EPA, 2004). WHO qui định về giới hạn hấp thụ tối đa là 2,5 mg/kg. Điều này có nghĩa là đây là giới hạn để theo dõi hàm lượng EDTA trong nước uống.
 EDTA và muối của nó thường không gây độc cho động vật trên cạn (EPA, 2004). Hàm lượng EDTA tìm thấy trong nước mặt tự nhiên ở nồng độ rất thấp (0-1,0 ppm) và không ảnh hưởng cho động vật thủy sinh (EAC, 2012). Tuy nhiên, khi sử dụng nhiều có thể thúc đẩy quá trình phát tán ô nhiễm kim loại. Do đó, Hoa Kỳ khuyến cáo không nên sử dụng EDTA pha chế với chất tẩy rửa, xà phòng (Bedsworth và Sedlak, 2000). Tảo và động vật không xương sống nhạy cảm với EDTA nhiều nhất vì chúng  ảnh hưởng lên sự phân chia tế bào, sắc tố quang hợp chlorophyll-a (Dufkova (1984) (trích bởi Oviedo và Rodriguez (2003)). Tuy nhiên, một điều thú vị là trong môi trường có hàm lượng dinh dưỡng bằng với lượng EDTA thì EDTA không thể hiện tính độc (Oviedo và Rodriguez, 2003). Zhao et al. (2011) cảnh báo các phức với kim loại có tính tự phân hủy sinh học chậm trong nước nhưng lại tan nhanh trong đất, điều này có thể dẫn đến sự tích lũy kim loại và tồn tại lâu trong đất.
 Nghiên cứu của Licop (1988) trên ấu trùng tôm sú Penaeus monodon cho thấy khi bổ sung Na-EDTA ở nồng độ 5,0 và 10 ppm và trong nước ương vào ngày thứ 1, 4 và 7 có tác dụng nâng cao tỉ lệ sống của ấu trùng. Với cường độ sử dụng hàng ngày ở hàm lượng 10 ppm cho tỉ lệ sống tốt nhất.
 LC50 96 giờ của EDTA trên cá là 430 ppm, LC50 48 giờ Daphnia là 100 ppm, EC trên tảo lam là 3 ppm. Nồng độ gây độc mãn tính trên cá là 10 ppm, Daphnia là 23 và tảo là 0,88 ppm (EPA, 2004). Hiện nay các nghiên cứu về LC50 của EDTA trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus), tôm sú (P. monodon) và tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) chưa được nghiên cứu.
 Khi thí nghiệm Cd trên cá Hồi (Salmo gairdnen), Part và Wikmark (1984) cho rằng Cd2+ di chuyển trực tiếp vào trong mang và cao gấp 1.000 lần so với phức Cd-EDTA. Như vậy, EDTA có tác dụng rất tốt khi làm giảm ảnh hưởng của kim loại nặng lên thủy sinh vật.
 Trong xử lý nước thải, nghiên cứu của Mayenkar và Lagvankar (1983) cho thấy EDTA có khả năng loại bỏ Niken (Ni) hơn 60%, đồng (Cu) là 100% và đối với sắt (Fe) khoảng 85%. pH thích hợp dao động từ 7,5-9,5.
 EDTA cũng có tác động lên vi khuẩn gram âm vì có khả năng phá vở màng tế bào thông qua xâm nhập và làm mất nhóm acetyl (COCH3), từ đó làm giảm thiểu lượng Ca và Mg trong tế bào và làm mất chức năng của vách lipopolysarcharide (Oviedo và Rodriguez, 2003).
 3.    Phương pháp sử dụng
EDTA có thể được sử dụng trong xử lý nước cấp trong sản xuất giống thủy sản nước lợ, ương cá giống và trong nuôi thương phẩm tôm, cá . Đối với xử lý nước trong trại giống, liều thường áp dụng từ 5-10 ppm. Trong khi xử lý nước trong nuôi tôm, cá thương phẩm, đối với những ao nuôi trong vùng có độ mặn thấp và đất nhiễm phèn. Khi cấp nước vào ao khoảng 0,8-1 m, nếu độ kiềm thấp, nước có màu vàng nhạt, có thể sử dụng EDTA ở liều 2-5 kg/1.000 m2 để xử lý trước khi bón vôi để nâng độ kiềm trong ao. Tùy theo tình huống cụ thể mà người nuôi có thể tư vấn thêm cán bộ kỹ thuật. Trong quá trình nuôi có thể sử dụng EDTA với liều thấp hơn 0,5-1 ppm. Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm phối chế có chứa thành phần EDTA, người nuôi có thể chọn lựa và sử dụng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Ts HUỲNH TRƯỜNG GIANG, KTS, ĐHCT (Nguồn UV-ViệtNam)

Gửi Bình luận

Lưu ý: không hỗ trợ HTML!
    Bình thường           Tốt