Sản xuất vụ Đông ở Hà Tĩnh luôn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng của bão lũ đầu vụ, rét đậm rét hại cuối vụ tác động đến tâm lý của người dân trong việc đầu tư thâm canh và mở rộng diện tích sản xuất.
Trong vụ Đông thời tiết duy trì hình thái mưa ẩm kéo dài thuận lợi cho các đối tượng dịch hại phát sinh phát triển, đặc biệt các bệnh do nấm trên rau làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất các loại cây trồng. Vậy để hạn chế điều này, giúp bà con sản xuất rau đạt năng suất và hiệu quả cao, bà con cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật sau:
- Đối với khâu chọn đất và làm đất: Để trồng rau màu nên chọn đất cao ráo, thoát nước tốt. Đối với các vùng đất thấp cần lên luống cao trước khi trồng để tránh ngập úng khi gặp mưa. Ngoài ra, cần xử lý đất kỹ trước khi trồng để hạn chế sâu bệnh. Nên sử dụng màng che phủ hoặc làm mái che chắn để tạo điều kiện cho rau màu phát triển tốt và hạn chế các tác động xấu của thời tiết.
- Chọn giống rau phù hợp: Giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất, chất lượng của cây rau. Các loại rau được trồng trong vụ đông ở Hà Tĩnh bao gồm: Rau cải các loại, xà lách, rau gia vị, su hào, bí xanh, dưa chuột, đậu đỗ, hành, kiệu, cà chua,… trước khi trồng nên lựa chọn giống có nguồn gốc rõ ràng, mua ở những cơ sở uy tín, chọn những giống rau có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
+ Đối với các cây trồng có thể làm bầu như: Bí xanh, dưa chuột, ớt, cà chua... làm bầu to, bầu sớm để tranh thủ thời vụ và hạn chế tác động của điều kiện thời tiết bất thuận.
+ Các cây trồng có giá trị kinh tế cao như: Dưa lưới, dưa chuột, hoa các loại... có thể xây dựng nhà lưới kiên cố hoặc bán kiên cố để chủ động thời vụ, đảm bảo an toàn sản xuất.
+ Đối với các loại cây thu hoạch ngắn ngày như các loại cải (cải mầm, cải ngọt...) lên luống cao có mái che tạm thời hoặc trồng nhà lưới, sử dụng màng phủ nông nghiệp tránh các bất lợi do thời tiết xẩy ra.
- Bón phân định kỳ theo đặc điểm của từng loại rau:
+ Đối với cây rau ăn lá ngắn ngày như cải bẹ, cải ngọt thời gian sinh trưởng ngắn vì vậy lượng phân bón ít hơn;
+ Đối với các loại cây rau dài ngày như cải bắp, súp lơ, cải bao… lượng bón nhiều hơn.
Cụ thể lượng phân bón thúc cho các loại cây như sau:
Bón phân: Lượng bón (tính 1 sào 500 m2):
+ Bón lót: 100 kg phân chuồng hoai mục + 1 kg đạm ure + 10 kg super lân + 1kg kali clorua.
+ Bón thúc:
- Lần 1: Sau gieo 7 - 10 ngày (bón khi cây hồi xanh); bón 2 kg đạm + 1 kg kali.
- Lần 2: Bón cách lần 1 từ 10 - 15 ngày, bón lượng 1 kg đạm + 2 kg kali;
2. Rau cải bắp, súp lơ, su hào: Lượng bón (tính cho 1 sào)
+ Bón lót: 100 kg phân chuồng hoai mục + 3 kg đạm ure + 20 kg super lân + 2 kg kali
+ Bón thúc làm 3 đợt:
- Lần 1: sau trồng 7 - 10 ngày sử dụng 2,5 kg đạm ure + 2 kg kali
- Lần 2: 25-30 ngày sau trồng sử dụng 4 kg đạm ure + 3kg kali, kết hợp với vun cao.
- Lần 3: sau bón thúc lần 2 từ 10 - 15 ngày, sử dụng lượng 4 kg đạm ure + 3 kg kali, kết hợp với vun cao.
* Có thể dùng phân bón lá phun đều cho cây vào 3 đợt nằm trong khoảng giữa thời gian bón phân trên.
+ Khung vòm: chất liệu bằng tre hoặc sắt; chiều dài của một khung vòm là 2,3 - 2,4m. Nếu khung vòm làm bằng tre phải dùng tre già có bản rộng 2- 2,5cm ( hoặc sử dụng khung vòm bằng nhựa). Mỗi sào sử dụng 150- 200 khung vòm tùy theo độ rộng của luống.
+ Nilon dùng để che có màu trắng, 1 lớp, rộng 1,2-1,4m. Mỗi sào sử dụng 10-15kg nilon.
+ Cách thực hiện: Cắm khung vòm sát chân luống, độ sâu 15-20cm; cắm cọc để buộc dây giữ khung vòm và nilon. Khi căng vòm cần trải nilon xuống rãnh luống, chiều dài của nilon phải dài hơn của luống, bảo đảm mỗi đầu thừa ra 40-50cm. Cuối cùng là buộc cố định vòm nilon, từ chân khung vòm bên này sang chân khung vòm bên kia. Hiệu quả kinh tế của việc làm vòm che nilon trong sản xuất là giảm chi phí phân bón do không bị rửa trôi và chi phí mua thuốc BVTV vì cây trồng không bị ảnh hưởng trực tiếp của mưa, sương và sương muối; bộ lá cây luôn khô ráo nên hạn chế bệnh do nấm, vi khuẩn phát sinh gây hại; giảm công chăm sóc, xới xáo mặt luống.
- Chăm sóc: Khuyến cáo bà con nông dân không gieo trồng các loại rau màu khi nhiệt độ ngoài trời thấp hơn 15℃. Sử dụng rơm, rạ phủ luống để phủ kín gốc và mặt đất trồng phòng chống rét cho các loại cây rau màu trồng ngoài trời. Nên ưu tiên trồng rau trong nhà lưới, nhà màng, giúp duy trì được nhiệt độ, hạn chế được sương muối, với những diện tích trồng rau ngoài trời có thể sử dụng vòm che nilon trắng để tránh mưa rét cho các loại rau ăn lá.
- Phòng trừ sâu bệnh: Vào vụ đông thời tiết lạnh và khô là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại côn trùng, nấm bệnh phát triển gây hại trên nhiều loại rau màu. Vì vậy cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để có biện phòng trừ sâu bệnh kịp thời theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn khuyến cáo. Phun thuốc theo nguyên tắc “4 đúng”, nồng độ và liều lượng phun theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
Nguồn: nongthonmoi.hatinh.gov.vn, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Nếu bạn có nhu cầu mua phân bón, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ XNK NÔNG TRANG XANH
GREEN FARM
Địa chỉ: 360E Bến Vân Đồn, P.1, Q.4, Tp.HCM
Hotline: 0903.865.035
Website: nongtrangxanh.net
Sản phẩm cung cấp:
Phân bón hữu cơ
Dinh dưỡng cây trồng
Vật tư nông nghiệp
Nông sản
Dịch vụ cung cấp:
Tư vấn thiết kế nông trại, farm stay
Phát triển sản phẩm
Khảo sát thị trường