"Mùa xuân là Tết trồng cây" Cũng nhiều năm nay, chính quyền nhiều cấp, cán bộ nhiều nơi đã tổ chức những ngày "Tết trồng cây" để phát động phong trào trồng cây, ...
Tháng 11.1959, cụ Hồ Chí Minh, với bút danh Trần Lực, đã đăng một bài viết trên báo Nhân Dân, phát động phong trào Tết trồng cây. Ảnh sưu tầm Tháng 11.1959, cụ Hồ Chí Minh, với bút danh Trần Lực, đã đăng một bài viết trên báo Nhân Dân, phát động phong trào Tết trồng cây, kêu gọi mỗi người dân trồng một cái cây để "nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu điều hoà hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta". Trong công viên Thống Nhất, cây đa do Cụ Hồ trồng trong Tết trồng cây đầu tiên, tháng 1.1960, giờ đã to lớn. Suốt thời thơ ấu, ngày đầu năm sau trở lại trường sau những ngày nghỉ Tết, chúng tôi thường vẫn mang đến những cây xoan, cây bạch đàn, phượng vĩ...để trồng quanh trường học, hưởng ứng Tết trồng cây, khi trở lại trường, nhìn những cây năm xưa toả bóng mát, thấy gắn bó hơn hẳn. Năm 1969, dù đã rất yếu, cụ Hồ vẫn tham gia Tết trồng cây ở Vật Lại, cây đa Cụ trồng năm ấy giờ là một di tích, những khoảng đồi xung quanh đã được trồng nhiều cây hơn. Cũng nhiều năm nay, chính quyền nhiều cấp, cán bộ nhiều nơi đã tổ chức những ngày "Tết trồng cây" để phát động phong trào trồng cây, nhưng có lẽ, những gì tiền nhân vẫn làm, đã phai nhạt đi nhiều. Ví dụ, trong bài viết tháng 11.1959, cụ Hồ viết "Uỷ ban hành chính các địa phương phải có kế hoạch trồng cây gì, trồng ở đâu" và "Bộ Nông lâm, các Ty nông lâm và các đoàn thể cần phải ươm đủ giống cây". Giờ đây, Tết trồng cây có nhiều tính hình thức hơn là một phong trào, một kế hoạch thực thụ trong dịp năm mới. Không chỉ người thị thành, mà người nông thôn cũng sẽ không biết trồng cây ở đâu, thế nào, cho dù họ có muốn thế hay không. Thay vì những lời kêu gọi kiểu phong trào và chỉ xuống cấp dưới, tôi nghĩ chính quyền nên có những kế hoạch cụ thể, ví dụ cung cấp cơ hội để những người mong muốn có thể và có chỗ để trồng một cây mới trong những ngày xuân chẳng hạn, hay chính quyền ở thôn xã có thể nghĩ đến việc xanh hoá những hàng rào gạch, bê tông đang phủ dần ngõ xóm mỗi ngày. Và có điều này nữa, những cán bộ, quan chức trồng cây đầu năm, hoặc đi trồng cây ở những di tích, điểm đến có lẽ cũng nên nghĩ tới, là việc trồng thế nào. Cụ Hồ không chỉ kêu gọi, mà khi trồng cây, cụ cũng trồng những cây non, như là việc hợp lẽ tự nhiên, chứ không trồng cây lớn, thậm chí là cây cổ thụ. Có lẽ các vị cán bộ khi đi trồng cây, cũng nên nghĩ đến không chỉ là việc không nên làm việc trái tự nhiên ấy, mà còn không nên cổ vũ cho việc tước đoạt cây xanh ở chỗ này để làm xanh mát chỗ khác, mà những năm gần đây, đang ngày một "nhân rộng", không chỉ trong việc trồng cây, mà còn nhiều chỗ khác trong cuộc sống, trong xã hội. Mùa xuân là Tết trồng cây Để cho đất nước càng ngày càng xuân Hai câu thơ Cụ Hồ viết hơn 50 năm trước ấy chưa hề cũ, và làm cho "đất nước càng ngày càng xuân", tôi nghĩ, nên được coi là việc nghiêm túc, quan trọng, nhất là mỗi khi Tết đến, xuân về.
Chàng kỹ sư Nhật đến Việt Nam làm nông dân
Chàng kỹ sư Nhật đến Việt Nam làm nông dân Trong khi bạn bè đã yên vị với nhà lầu, xe hơi, chàng trai Nhật Bản 30 tuổi vẫn ngày ngày cặm cụi cuốc đất,...
Lịch thời vụ trồng rau mùa xuân hay tháng 1, tháng 2, tháng 3 dương lịch
Lịch thời vụ trồng rau mùa xuân hay tháng 1, tháng 2, tháng 3 dương lịch Ai cũng biết trồng rau theo đúng thời vụ sẽ cho cây trồng khỏe mạnh, không bị...