Phân bón kali – KCl – Kali clorua, Potassium cloride
Phân bón kali – KCl – Kali clorua, Potassium cloride
- Quy cách: bao
- Trọng lượng: 50kg
- Thành phần: K2O = 61 %
- Đặc tính: là những tinh thể sắc cạnh màu trắng tan hoàn toàn trong nước. Một số nhà sản suất có pha thêm một ít phụ gia màu hữu cơ chất bám dính nên có màu đỏ, hồng nhạt người ta hay gọi là phân muối ớt.
- Xuất xứ: Nga, Chi Lê, Isarel
- 28.000 VNĐ
- 25.000 VNĐ
PHÂN BÓN KALI- KCL- KALI CLORUA
Đây là dinh dưỡng cho cây trồng
THÔNG TIN SẢN PHẨM
- Đặc tính: là những tinh thể sắc cạnh màu trắng tan hoàn toàn trong nước. Một số nhà sản suất có pha thêm một ít phụ gia màu hữu cơ chất bám dính nên có màu đỏ, hồng nhạt người ta hay gọi là phân muối ớt.
2. Trong công nghiệp
Kali Clorua còn được sử dụng như một loại hóa chất nguyên liệu. Nó được sử dụng cho sản xuất của kali hydroxit và kali kim loại.
Nó đôi khi được sử dụng trong nước như một chất lỏng hoàn thành trong các hoạt động dầu khí và khí tự nhiên.
Ngoài ra nó còn được dùng trong công nghệ luyện kim, xi mạ.
3. Trong công nghệ xử lý nước
KCl được ứng dụng trong xử lý nước thải khá nhiều. Kali Clorua tan nhiều trong nước, thâm nhập vào các bề mặt của nước để lọc sạch nước thải nhà máy, nước sinh hoạt, nước bể bơi.
Nó giúp loại bỏ các kim loại nặng, hợp chất lưu huỳnh, làm mềm nước cứng, làm chất keo tụ bụi bẩn lơ lửng trong nước, diệt khuẩn và sát trùng nước.
4. Tác nhân chữa cháy
Kali Clorua đã từng được dùng như một tác nhân chữa cháy. Với đặc tinh không bắt lửa, nó được sử dụng trong xách tay và bánh bình chữa cháy. Được gọi là Super-K hóa chất khô, nó sở hữu hiệu quả hơn sodium bicarbonate, hóa chất khô dựa trên và tương xứng có bọt protein.
Đại lý này rơi ra khỏi lợi sở hữu sự ra đời của kali cacbonat ( Purple-K ) hóa chất khô trong cuối những năm 1960, chậm triển khai là ít hơn phổ biến ăn mòn và hiệu quả hơn. Nó được giám định cho B và C cháy.
5. Trong sản xuất thực phẩm
KCl có thể được sử dụng như một chất thay thế muối cho thực phẩm, nhưng do hương vị yếu, đắng, không ngon. Nó thường được trộn với muối ăn thông thường (natri clorua) để cải thiện mùi vị để tạo thành muối natri thấp .
Ngoài ra, nó còn được sử dụng làm chất ổn định giúp bề mặt thực phẩm đồng nhất, phân tán đồng đều.
Hiện nay, có nhiều nước uống đóng chai, nước giải khát bổ sung ion K+, một khoáng chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Tất cả được làm từ nguyên liệu kali clorua.
6. Trong y học
Kali clorua được ứng dụng trong y học để bào chế thuốc và thuốc tiêm nhằm điều trị bệnh thiếu kali máu. KCl là loại chất rất cần thiết cho cơ thể, trong các chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, tim, thậm, cơ và cả hệ thần kinh. Vì thế lượng kali trong máu thấp là cực kỳ nguy hiểm.
Kali clorua được ứng dụng trong y học
Mẫu tiêm tĩnh mạch nằm trong Danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới , loại thuốc quan trọng nhất cần có trong hệ thống y tế cơ bản.
7. Một số ứng dụng khác
Kali clorua được sử dụng như một chất bổ sung trong thức ăn chăn nuôi để tăng lượng chất dinh dưỡng trong thức ăn, từ đó thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh ở động vật. Là một lợi ích bổ sung, nó được biết là tăng sản lượng sữa.
Ngoài ra nó còn giúp tạo môi trường sống sạch, khỏe mạnh hơn cho các động vật thủy sinh như tôm, cá, cua, lươn. Điều này giúp KCl được ứng dụng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản.
Nó giúp trung hòa độ kiềm, và acid nước trong ao nuôi. Bổ sung Kali cần thiết hạn chế hiện tượng động vật thủy sinh không tăng trưởng, biếng ăn do thiếu hụt canxi.
Thông tin liên hệ: CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ XNK NÔNG TRANG XANH GREENFARM IMPORT EXPORT INVESTMENT CONSULTANT JOINT STOCK COMPANY Tên công ty viết tắt: GREENFARM JSC
|
THÔNG TIN THÊM:
Sử dụng phân bón kali như thế nào cho tốt?
Để phát huy tốt tác dụng của phân bón kali, khi bón cần căn cứ vào điều kiện cụ thể sau:
* Điều kiện đất đai:
- Tất cả các dạng phân bón kali thông thường đều rất dễ tan trong nước, dễ bị rửa trôi như phân đạm. nên khi bón vào đất, kali cũng như các cation khác có trong phân kali đều ở dạng ion hòa tan trong dung dịch đất (K+, Na+, Mg2+). Một phần các caion khác, tùy theo loại đất.
- Đất ít chua hay không chua, nhiều Ca2+, Mg2+, khi bón phân kali vào thì ion K+ sẽ đẩy Ca2+, Mg2+ ra khỏi keo đất, do đó bón lâu ngày, nhất là khi bón lượng nhiều thì dễ làm cho đất bị chua hóa. Vậy nên phải bón vôi khử chua, bổ sung Ca2+, Mg2+ cho đất.
- Đất chua, bão hòa nhiều Al3+, H+ khi bón phân kali thì đẩy các ion Al3+, H+ này ra dung dịch đất làm đất bị chua tạm thời. Nếu đất quá chua mà không có vôi bón thì có thể lượng ion Al3+, H+ bị đẩy ra nhiều đủ gây độc cho cây trồng. Do đó phải bón vôi khử chua trước khi phân bón kali.
* Bón kali căn cứ vào loại cây:
- Nhóm 1: Rất mẫn cảm với Clo (Cl): thuốc lá, cây lấy tinh dầu, cam, quýt, nho… nên bón phân kali không có Clo.
- Nhóm 2: Mẫm cảm với clo, thích hợp với nồng độ kali cao: khoai tây, cây họ đậu.
- Nhóm 3: có Thể bón những lượng kali cao như: bông, đay, lanh, dưa chuột…
- Nhóm 4: Thích hợp với loại phân kali 40% K2O, tức là chịu được nồng độ bón kali thuộc trung bình (các cây có lấy hạt và đồng cỏ).
- Nhóm 5: Thích hợp nhất với phân kali có chứa một ít natri: củ cải đường, của cải, cây lấy củ làm thức ăn cho gia súc thuộc họa hòa thảo. - Trường hợp không có phân bón kali thì khắc phục bằng cách bón bằng tro bếp để thay thế kali, vì tro bếp hàm lượng kali khá cao, bón kết hợp vôi, tăng lượng tro bón lên nhiều lần.
Hỏi: Phân kali là gì và tác dụng của phân kali?
Đáp: Phân kali phần lớn là các muối kali (KCL, K2SO4, KNO3, K2SO4) dùng làm phân bón cho cây trồng. Vai trò của phân kali cũng được thể hiện qua vai trò của nguyên tố kali đối với thực vật. Trong cây kali tồn tại chủ yếu ở trong dịch tế bào (hởn 80%), một phần nhỏ nữa được các chất keo của tế bào hấp thu, còn khoảng dưới 1% bị giữ lại trong chất nguyên sinh ở tế bào. Ánh sáng kích thích sự hút kali của cây. Ban ngày cây hút kali mạnh và vận chuyển lên các bộ phận trên của cây, ban đêm tối ánh sáng yếu kali không được cây hút lên mà một phần kali còn được vận chuyển ngược xuống rễ cây và thoát ra ngoài. Hầu hết kali trong cây tồn tại dạng ion K+ kết hợp với các axit hữu cơ tạo nên các muối hòa tan, dễ dàng rút ra bằng nước.
- Kali giúp cho quang hợp tiến hành bình thường, đẩy nhanh quá trình vận chuyển hydrat carbon tổng hợp được từ lá sang các bộ phận khác. Thiếu kali đồng hóa CO2 của cây kém. Sự chuyển hóa hydrat từ dạng này sang dạng khác bị kìm hãm khi thiếu kali. Đường glucoza chuyển hóa thành sacaroza chậm hoặc đình trệ khi thiếu kali. Do vậy cây không được cung cấp đủ kali thì củ cải đường, mía, đu đủ…. kém ngọt.
- Kali giúp cho những cây lấy sợi tạo ra sợ dài và bền hơn. Hầu hết các men trong cây hoạt động nhờ có sự kích thích của kali. Kali tạo cho bề dày của các bó mạch gỗ dày hơn nên cây cứng và chống đổ tốt hơn.
- Thiếu kali hàm lượng đạm (N) không protit tăng, sự hình thành N protit giảm, cây yểu lả, dễ bị lụi, gãy đổ và dễ bị nhiễm bệnh hơn.
- Kali trong không bào tăng khả năng chống lạnh cho cây tốt hơn. Khi dinh dưỡng đủ kali, trời lạnh hiện tượng đông nguyên sinh tế bào được hạn chế, tăng tính chịu lạnh cho cây tốt hơn. - Với ngũ cốc, kali tăng sức đẻ nhánh của cây.
VT (Theo Viện Thổ nhưỡng - Nông hóa)