Rượu chuối hột Phú Lễ dường như đã trở thành loại rượu được dân gian lưu truyền không những như là một loại rượu chuối hột thông thường mà còn trở thành một trong những loại rượu hỗ trợ sức khỏe nếu được dùng ở liều lượng vừa phải.
Về chuối hột sử dụng trong rượu
Trong các loại chuối thì chuối hột hay còn gọi là chuối chát, mặc dù không phải là loại trái cây được ưa chuộng nhưng lại là một cây thuốc được dùng làm thuốc phổ biến trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Là loài cây thân giả màu xanh, cao từ 2 - 4m, to. Lá to có phiến dài, xanh hơi mốc mốc, bẹ xanh. Buồng hoa nằm ngang, mo đỏ sẫm, không quấn lên. Quả có cạnh, thịt quả nạc chứa nhiều hạt to 4-5mm. Mỗi quả chứa trung bình 15-25 hạt. Bộ phận thường dùng là củ, quả, thân. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm. Cây mọc hoang hoặc được trồng ở nhiều nơi trên đất nước ta, đặc biệt là vùng rừng núi phía Bắc và các tỉnh miền Trung. Người dân ở đây thường dùng lá để gói bánh, quả để ăn và làm gia vị, thân để nuôi gia súc. Theo kinh nghiệm dân gian, có thể sử dụng các bộ phận khác nhau của cây để làm thuốc.
Chuối hột và những lợi ích sức khỏe không ngờ
Trong quả chuối hột có những thành phần như: vỏ chuối chứa enzym polyphenoll oxydase; trong hạt chuối chứa syclomusalenon, saponin, coumarin, tanin, flavonoid, acid béo, acid hữu cơ, đường khử, hợp chất Urolic,...và có 2 hợp chất quan trọng được ứng dụng trong y học là serotini và nore-pinephrin, cùng với các dopamine và một catecholamine chưa xác định. Những thành phần hợp chất đó có tác dụng:
- Chất cyclomusalenon đã được các nhà khoa học chứng minh có tác dụng hạ đường huyết, trị bệnh đái tháo đường.
- Hoạt chất flavonoid có trong quả chuối có tác dụng lợi tiểu rõ rệt và bổ thận, trị bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang.
- Hợp chất serotonin có tác dụng kích thích tiêu hóa gây cảm giác thèm ăn.
- Hợp chất coumarin có tác dụng chống cao huyết áp và giảm đau.
- Thêm vào đó, chuốt hột còn có tác dụng khác như: Nhức mỏi xương khớp, đau lưng cơ địa mệt mỏi, giảm táo bón trẻ em, bệnh gút (thống phong), bệnh hắc lào, xổ giun,... Mọi bộ phận của cây chuối hột đều được dùng trong các bài thuốc dân gian. Trong đó, quả chuối được dùng nhiều hơn cả. Quả chuối còn non, xanh hay chín đều có những tác dụng nhất định trong chữa bệnh. Quả chuối hột còn non, thái mỏng, trộn với các loại rau sống, ăn với nộm sứa, gỏi cá để giảm vị tanh và đề phòng tiêu chảy. Quả chuối xanh còn ở trên cây đem cắt đôi hứng lấy nhựa bôi chữa hắc lào hoặc đem quả phơi, sấy khô tán nhỏ, rây bột mịn, dùng uống hàng ngày chữa viêm loét dạ dày, sỏi bàng quang cho kết quả tốt.
Và trong dân gian cũng lưu truyền nhiêu bài thuốc chữa bệnh từ cây chuối hột ngâm rượụ. Tỉ lệ ngâm rượu chuối hột thường được truyền tai nhau như sau: 1kg quả chuối hột khô ngâm với 2-4 lít rượu trắng loại rượu trên 40 độ rượu trở lên. Thời gian ngâm từ một tháng đến bốn tháng. Sau một tháng là đã có thể dùng được, nhưng muốn uống rượu thật ngon, uống thật đậm thì nên dùng sau tháng thứ tư hoặc lâu hơn nữa.
Rượu chuối hột và lợi ích
Tương tự như chuối hột, rượu chuối hột cũng có nhiều tác dụng. Dân gian thường dùng rượu chuối hột để hỗ trợ chữa bệnh sạn thận, chữa bệnh đau lưng, bổ thận, hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp và lợi tiểu, trị sỏi thận, sạn bàng quang. Cách dùng rượu chuối hột để bổ thận, hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, và lợi tiểu, trị sỏi thận, sạn bàng quang rất dễ thực hiện. Dùng từ 10 – 20ml (khoảng 1 – 2 chén nhỏ) rượu chuối hột trước bữa ăn. Với người không uống được rượu, nên pha 10ml rượu vào 20ml nước cho dễ uống và cũng không làm thay đổi tác dụng của rượu. Mỗi đợt dùng khoảng 20 ngày, sau đó đến bệnh viện để kiểm tra tình hình phục hồi sau bệnh như thế nào.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân làm việc nặng nhọc hoặc công việc có ảnh hưởng nhiều đến cột sống, đau lưng, khi uống rượu chuối hột theo liều lượng nhất định thì cho thấy triệu chứng đau lưng thuyên giảm rất nhiều. Lương y Hoàng Duy Tân (Phó CT hội đông y Đồng Nai) có kể rằng, rất nhiều bệnh nhân của ông có triệu chứng đau lưng do ngồi nhiều như lái xe, hàng ngày thường xuyên uống 1-2 chén rượu chuối hột (khoảng 10-20ml) thì thấy triệu chứng đau lưng giảm rõ rệt mà không hề gây ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của họ.
Tuy nhiên, vì rượu chuối hột là rượu thuốc, được dùng để bồi dưỡng cơ thể, chữa bệnh và hỗ trợ trị bệnh nên tuyệt đối không được uống say. Phụ nữ có thai, cho con bú không được phép uống loại rượu này.
Về rượu chuối hột Phú Lễ
Chính vì những lợi ích của rượu chuối hột, công ty Rượu Phú Lễ mang đến cho các bạn dòng rượu chuối hột Phú Lễ. Rượu chuối hột Phú Lễ mang nét hào sảng, phóng khoáng, thấm đạm tình nghĩa của người Nam bộ, lại phảng phất nét sang cả của thứ “ngự tửu” tiến vua, bao đời này đã được đưa vào hàng “Đệ nhất danh tửu”. Thành phần chính của Rượu chuối hột Phú Lễ là Nếp mùa Ba Tri - loại nếp mùa dài ngày ngon dẻo bậc nhất miền châu thổ phù sa, không chà trắng, cùng bài hồ men truyền thống Phú Lễ được làm từ 36 vị thảo mộc thiên nhiên quyện cùng vị chát dịu của Chuối Hột chín được chọn lựa kỹ càng, tạo nên dòng rượu vàng trong thơm mùi cỏ cây, từ lâu đã trở thành thức uống dân gian gắn liền với đời sống văn hóa của người dân Nam Bộ.
Với ba dung tích chai 375ml - 500ml - 650ml, dòng sản phẩm Danh Tửu Chuối Hột của công ty cổ phần Rượu Phú Lễ mang đến cho cộng đồng thưởng rượu truyền thống các dòng sản phẩm từ trung đến cao cấp, phù hợp với nhiều mục đích thưởng thức hay làm quà tặng theo nhu cầu.
Hương vị và dư vị mỹ tửu
Rượu Chuối Hột Phú Lễ
có màu vàng trong, thơm mùi cỏ cây của 36 vị thảo mộc quyện cùng hương thơm của nếp mùa Ba Tri, thoạt đầu uống vào có cảm giác the cay, đăng đắng rồi để lại hậu vị ngọt và chát nhẹ cùng dư vị ấm nồng dễ chịu.Nhiều người sành ẩm thực nhận xét: "Rượu Chuối Hột Phú Lễ mang nét hào sảng phóng khoáng, thấm đậm nghĩa tình của người Nam Bộ, lại phảng phất nét sang cả của thứ “ngự tửu” tiến vua".
KỸ THUẬT CHƯNG CẤT
Tinh tế
Người Phú Lễ làm rượu chăm chút đến từng hạt nếp, viên men, từng động tác chưng cất.
Chọn nếp là bước quan trọng đầu tiên, thường là loại nếp dài ngày của địa phương. Nếp được nấu thành cơm, để nguội (hơi ấm tay) thì rắc hồ men (đã giã nhuyễn) vào, trộn đều rồi đưa vào xô sạch để ủ. Chờ ba ngày cho cơm nếp và men đã thấm nhuần, hòa quyện vào nhau cho hương nồng đặc trưng thì cho nước vào theo tỉ lệ thích hợp và ủ tiếp. Đến khi ủ đủ bảy ngày đêm là lúc cơm rượu đã đạt độ chín, sẽ đem đi kháp rượu. Khi kháp, muốn rượu ngon phải để lửa liu riu đều tay. Lửa cao quá hoặc thấp quá cũng làm rượu không ngon, có khi còn "thất" rượu.