Thu tiền tỷ nhờ “ép” cam, quýt ra trái vụ

Dân trí - Từng bị gia đình phản đối vì phá 2 ha cà phê đang tuổi kinh doanh nhưng bà Yến vẫn “cả gan làm liều” để có được thu nhập gần 4 tỷ đồng mỗi năm nhờ cam, quýt trái vụ.
Bị chửi vì trồng cam, quýt… Cùng với xã Đắk Gằn (huyện Đắk Mil) thì nhiều năm nay xã Đắk Nia (Thị xã Gia Nghĩa) nổi tiếng là địa phương cung cấp trái cây cho toàn tỉnh Đắk Nông. Tới Đắk Nia, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước những đồi cam, quýt bạt ngàn đang vào mùa thu hoạch. Nổi tiếng nhất xứ cam quýt này có lẽ là “vua cam” Trần Thị Yến (thôn Phú Xuân, xã Đắk Nia).
 Nhờ “ép” cam, quýt ra trái vụ mà mỗi năm gia đình bà Yến thu lợi cả tỷ đồng.
Nhờ “ép” cam, quýt ra trái vụ mà mỗi năm gia đình bà Yến thu lợi cả tỷ đồng.
Năm 2008, trong một lần ghé thăm vườn trái cây tỉnh Bến Tre, thấy nông dân miền sông nước làm giàu nhờ trồng cam, quýt nên bà Trần Thị Yến nảy sinh ý tưởng đưa loại trái cây này về với đất Tây Nguyên. Sau khi tự tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật canh tác các loại cây ăn trái có múi, bà Yến đề xuất ý tưởng kinh doanh của mình với gia đình. “Tôi tìm hiểu tài liệu của Trung tâm khuyến nông thì được biết thổ nhưỡng và khí hậu ở xã Đắk Nia này rất thích hợp để trồng cây ăn trái, đặc biệt là cam quýt nên bàn với chồng chặt cà phê đi trồng thử. Song vừa nêu ý kiến thì nhiều người trong gia đình đã gạt phăng, thậm chí vợ chồng tôi còn không nói chuyện với nhau mấy ngày trời”, bà Yến kể lại thời điểm kế hoạch kinh doanh liên tục vấp phải sự phản đối của gia đình. “Nhưng càng phản đối, bà ấy lại càng quyết tâm thực hiện ý tưởng trồng cây ăn trái nên dần dà gia đình chúng tôi cũng đành chấp nhận thử nghiệm. Thời điểm đó, tôi “giao khoán” cho bà ấy 2 ha cà phê đang độ tuổi kinh doanh để trồng cam, quýt”, ông Phan Duy Lam (chồng bà Yến) cho biết. Bà Yến chia sẻ thêm, trong 3 năm đầu, cuộc sống của gia đình bà lâm vào cảnh khó khăn, vất vả bởi chi phí đầu tư cho loại cây trồng này tiêu tốn hơn 2 tỷ đồng trong khi cam, quýt chưa được thu. “Khi đó, tôi như ngồi trên đống lửa vì chưa nhìn thấy hiệu quả kinh tế. Mỗi năm trôi qua tôi lại càng sốt ruột vì cây cứ phát triển tươi tốt mà không ra hoa. Phải đến tận năm 2011, vườn cam này mới cho những “quả ngọt” đầu tiên, thu nhập năm đó cũng trên 800 triệu đồng”. Đổi đời nhờ cam, quýt trái vụ Vụ mùa đầu tiên thành công ngoài mong đợi, gia đình đồng ý cho bà Yến tiếp tục đầu tư để mở rộng vườn cam, quýt lên 7 ha. Song với mong muốn có giá bán cao, thị trường đầu ra ổn định, bà Yến lại nghiên cứu đặc tính sinh trưởng của cam, quýt để “ép” chúng ra hoa trái mùa. “Vua cam Đắk Nia” chia sẻ: “Cho cam quýt ra hoa, kết trái trái vụ rất đơn giản nếu nắm rõ thời vụ của loại cây này. Cây cam, quýt chỉ cần cung cấp đủ lượng nước thì sẽ ra hoa nên tôi căn cứ vào đó để chọn thời điểm tưới nước cho cây.”
Cam, quýt trái vụ của “vua cam Đắk Nia” vẫn bóng đẹp và đảm bảo chất lượng.
Cam, quýt trái vụ của “vua cam Đắk Nia” vẫn bóng đẹp và đảm bảo chất lượng.
Cụ thể, vào mùa mưa nhà vườn sẽ trải bạt để không cho nước mưa ngấm xuống đất; đến mùa khô lại tăng cường tưới nước cho cây thì chu kỳ ra hoa, kết trái của cây sẽ bị đảo ngược theo ý muốn của người trồng. “Năm nay cũng là năm thứ 3 tôi cho cam quýt ra trái vụ. Mùa thu hoạch này sản lượng cam, quýt ước tính trên hơn 100 tấn. Với giá bán thị trường trên 30 ngàn đồng/kg thì chúng tôi cũng thu được gần 4 tỷ đồng. Tôi có đi khảo sát thực tế ở một số chợ trong tỉnh thì thấy nhu cầu thị trường vẫn rất lớn nên trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình lên khoảng 9 ha ”, bà Yến vui vẻ thông tin thêm. Được biết, mỗi năm vườn trái cây của gia đình bà Yến cho sản lượng hàng trăm tấn nhưng chưa bao giờ phải lo lắng về đầu ra do thị trường luôn khan hiếm cam, quýt trái vụ. Ngoài thương lái trong tỉnh đến đặt hàng thì cam, quýt của gia đình bà Yến còn được đưa đi tiêu thụ tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Buôn Ma Thuật... Ngoài việc mang lại tiền tỷ cho gia đình, vườn cam, quýt của bà Yến còn tạo công ăn, việc làm thường xuyên và ổn định cho khoảng 20 lao động với mức lương ổn định 4,5 triệu đồng/tháng. Trao đổi về mô hình trồng cam, quýt trái vụ này, ông Nguyễn Thái Ban, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk Nia đánh giá: “Đây là một trong những mô hình tiêu biểu của địa phương trong quá trình thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Việc gia đình bà Yến mạnh dạn đưa giống cây cam, quýt vào trồng trái vụ đã khai thác tốt những tiềm năng, lợi thế của địa phương. Chúng tôi cũng đang nghiên cứu để mở rộng mô hình này, giúp nông dân trên địa bàn học hỏi, phát triển kinh tế”. Trong khi đó, ông Hồ Gấm, Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Đắk Nông cho biết: “Hiện nay toàn tỉnh khoảng 1000 trang trại, trong đó phần lớn là trồng trọt. Nhiều hộ gia đình đầu tư vốn và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất hoặc mạnh dạn sản xuất theo hướng trái vụ đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với vai trò hỗ trợ nông dân trong tỉnh, hội sẽ tạo mọi điều kiện để các hộ vay vốn hoặc đưa khoa học vào sản xuất”. Dương Phong

Thông tin sản phẩm

phân bón điều hòa sinh trưởng – paclobutrazol (15%, 20%, 95%)
Paclobutrazol 15%, 20%, 95% – Paclo
Qui Cách: 25 KG/BAO (25kg bag)
Ngoại Quan: Bột trắng (white power)
Ứng Dụng: Sản xuất phân bón lá (use for leaf fertilizer)
khích thích ra hoa, đậu trái, sử dụng cho cây ra quả nghịch vụ-trái vụ
(for fruit trees)
C15H20ClN3O Liên hệ: Greenfarm JSC. – Office: 33T2 Duong Ba Trac St, 1st Ward, 8th Dist. HCMC – Tel: 0903.865035 – dong.nguyen@dpcc.biz – www.nongtrangxanh.net CHẾ PHẨM ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG Paclobutrazol Ngày nay, để tránh tình trạng “được mùa, mất giá” nhà nông thường dùng hóa chất Paclobutrazol để điều khiển cây ăn trái ra hoa trái vụ như cây xoài, sầu riêng, cam, quýt, mận… Ngoài ra còn sử dụng Paclobutrazol để khống chế chiều cao cây, giúp tăng đẻ nhánh và phòng tránh đổ ngã đối với một số loại cây ngắn ngày như lúa, đậu phộng. Nhằm giúp bà con hiểu rõ thêm về Paclobutrazol và biết cách sử dụng hóa chất này một cách hiệu quả, chúng tôi xin giới thiệu đến bà con chế phẩm điều hòa sinh trưởng có tên thương mại là SAIGON-P1 15WP, nguyên liệu được sản xuất từ Trung Quốc, do Công Ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn đóng gói và phân phối. I. ĐẶC TÍNH LÝ HÓA CỦA SAIGON-P1 15%: Thành phần hoạt chất: Paclobutrazol Hàm lượng hoạt chất: 15% Công thức: C15H20ClN3O Dạng chế phẩm: Bột thấm nước. Màu trắng, mùi hôi. Không cháy nổ trong điều kiện thường. pH: 6 – 6,5 Không ăn mòn kim loại và nhựa. Không tương thích với chất kiềm mạnh. II. NHÓM ĐỘC (WHO): IV Không độc với cá và động vật thủy sinh, không độc với ong và chim. Không kích thích mắt, da, kể cả niêm mạc. LD 50 cấp tính qua miệng thỏ đực: > 5.600 mg/ kg thể trọng (bw), thỏ cái 6.266 mg/ kg bw. LD 50 cấp tính qua miệng chuột đực > 13.333 mg/kg bw, chuột cái 8.666 mg/kg bw. LD 50 cấp tính qua da của thỏ và chuột > 6666 mg/kg bw. III. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA PACLOBUTRAZOL: Sau khi vào cây, thuốc có tác dụng ức chế quá trình sinh tổng hợp Gibberellin trong cây, vì vậy làm hạn chế sự kéo dài tế bào cây, giúp hạn chế chiều cao cây. Đồng thời thuốc còn có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình phân hoá mầm hoa và kích thích cây ra hoa trái vụ. IV. CÔNG DỤNG: SAIGON-P1 chứa 15% Paclobutrazol là chất thuộc nhóm điều hòa sinh trưởng, có tác dụng hạn chế tăng trưởng mầm lá, đẩy nhanh quá trình hình thành và phân hóa mầm hoa. SAIGON-P1 rất hiệu quả trong xử lý xoài ra hoa trái vụ, cho trái sớm, làm giảm hiện tượng ra trái cách năm hoặc cho trái không ổn định. SAIGON-P1 cũng có tác dụng đối với các loại cây ăn trái khác như: Sầu riêng, chôm chôm, vải, cam, quýt, bưởi, mận… giúp tạo trái mùa nghịch hoặc ra hoa đồng loạt trong mùa thuận. SAIGON-P1 làm tăng số cành mang trái, hạn chế rụng trái nên làm tăng số trái trên cây, cho năng suất thu hoạch cao. SAIGON-P1 cũng được dùng để khống chế phát triển chiều cao cây, giúp tăng đẻ nhánh và phòng tránh đổ ngã đối với lúa, đậu phộng. Thuận tiện cho thu hoạch lúa bằng máy. V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG Cây trồng Công dụng Liều dùng Cách sử dụng Cây xoài Kích thích ra hoa 8 – 10g cho 1m đường kính tán cây Pha lượng thuốc vào 10-20 lít nước, tưới vào gốc khi đợt đọt non cuối được 3 tuần tuổi, lá có màu xanh đọt chuối. Sầu riêng 50-80g/8L nước Khi đọt non ra lần thứ 2 có màu lụa chuyển xanh thì xử lý. Phun ướt đều 2 mặt lá. Cần kết hợp rút cạn nước trong mương và phủ nilon che gốc để tạo khô hạn 7 – 14 ngày. Lúa Hạn chế chiều cao, tăng đẻ nhánh, giảm đổ ngã 20g/bình 8 lít nước Phun 25-30 ngày và 40-50 ngày sau khi gieo (sạ). Phun 4 bình/1.000m2 Đậu phộng 10g/bình 8 lít nước Lưu ý: Lúa và đậu phộng phun đều lên lá. Ngưng xử lý thuốc trước khi thu hoạch 10 ngày. Xoài và sầu riêng nên xử lý thuốc 1 năm, nghỉ 1-2 năm. Bón phân đầy đủ. VI. CÁCH XỬ LÝ SAIGON-P1 CHO CÂY XOÀI: Dùng bàn chải sắt hoặc lưỡi dao cũ cạo sạch lớp địa y, rêu, vẩy mốc bám xung quanh vỏ trên thân cây từ mặt đất trở lên 30cm. Dùng len hay cuốc, xẻng làm một rảnh chứa nước dưới đất cách gốc 50cm. Pha thuốc tùy theo đường kính tán cây vào 10 – 20 lít nước, tưới vào thân cây từ khoảng cao 50cm cho thuốc chảy dài xuống gốc và đọng vào rãnh. Tùy theo giống, đường kính tán cây, tuổi cây… để tính lượng thuốc xử lý. Bình quân lon 1kg SAIGON-P1 xử lý được 15 gốc xoài trên 15 tuổi (khoảng 65g/gốc) hoặc 20 gốc xoài dưới 15 tuổi (50g/gốc). LƯU Ý: Sau khi xử lý SAIGON-P1 khoảng 75 – 90 ngày, cần tiến hành phun MULTI-K 13-0-46 (KNO­3) 2 lần cách nhau 7 ngày (lần 1: nồng độ 2%; lần 2: nồng độ 1%) để phá vỡ miên trạng, kích thích hoa ra đồng loạt. Cần tưới nước giữ ẩm trong 2 tuần để tăng hiệu quả hấp thu thuốc. Không nên xử lý trên những cây còi cọc, sinh trưởng kém hoặc khi lá đã quá già. Không nên xử lý liên tiếp quá 3 năm, cần nghỉ 1 – 2 năm chăm sóc, bón phân đầy đủ để cây hồi phục. VII. QUY TRÌNH ĐIỀU KHIỂN XOÀI RA HOA TRÁI VỤ: 1. Chăm sóc, bồi dưỡng cây sau thu hoạch Cắt tỉa cành tạo tán thông thoáng, kích thích cây ra nhiều chồi mới tập trung. Bón phân: giúp cho cây ra đọt mập và tập trung nhằm để cho việc ra hoa đậu trái sau này được tốt hơn. Có thể sử dụng phân NPK theo công thức 15-15-15 cùng với phân hữu cơ 10-15kg/cây. Còn tuỳ theo tình trạng sinh trưởng của cây và năng suất vụ trước mà ta bón lượng phân cho phù hợp. Tưới nước giúp cây hấp thụ phân tốt nhanh ra đọt. 2. Ra lá non lần thứ I Nếu đọt non phát triển không tốt (do bón phân không đủ lượng và đúng lúc) như ngắn, ốm yếu cần tiến hành phun bổ sung phân bón lá để cho đọt phát triển tốt. Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh gây hại đọt non, đặc biệt là bệnh thán thư, rầy sâu ăn lá, rệp và bọ trĩ. 3. Ra lá non lần thứ II Sau khi ra lá non 15 – 20 ngày, tưới chế phẩm SAIGON-P1 15% (Paclobutrazol). Chăm sóc cây như lúc ra lá non lần thứ I 4. Xử lý Paclobutrazol Liều lượng: 1-2g nguyên chất/1mét đường kính tán xoài. Cây còn tơ xử lý ít hơn cây trưởng thành. Cây sinh trưởng mạnh, lá xanh tốt xử lý hoá chất nhiều hơn cây cằn cổi. Giống khó ra hoa như xoài cát Hoà Lộc, giống Pal-củn-xị hay giống ĐT15 (xòai Thái Lan) với lượng hóa chất phải nhiều hơn giống dễ ra hoa. Không nên xử lý ra hoa đối với cây quá suy yếu do năm trước cho năng suất quá nhiều hay cây mới cho trái 1-2 năm. Cách xử lý: pha hóa chất với 10-20 lít sạch, tưới trực tiếp vào gốc cây có đào sẳn rãnh. Tưới giữ ẩm cho cây 3 tuần lễ để cây dễ hấp thu thuốc. Sau đó phun phân MKP (0-52-34) nồng độ 0,5-1,0% (0,5-1kg/100lít nước) 2 lần mỗi lần cách nhau 7-10 ngày. 5. Kích thích ra mầm hoa sau khi tưới Paclobutrazol 75 – 90 ngày. Ngưng tưới nước 15 ngày trước khi kích thích ra hoa bằng phân bón lá MULTI-K. Khi lá của chồi ngọn có hai mép dợn sóng, xòe ra không còn túm như đọt còn non. Phun MULTI-K (KNO3) ở nồng độ 2-2,5% 7-10 ngày sau phun hóa chất MULTI-K lại lần 2 với nồng độ giảm 50%. KS. ĐỖ CÔNG HOÀNG http://www.spchcmc.vn
5 tác dụng của nước vối với sức khỏe của bạn
5 tác dụng của nước vối với sức khỏe của bạn (Webphunu.net) – Nước vối là loại nước uống rất thông dụng trong mùa hè. Nó chứa rất nhiều công dụng tuyệ...
Cách sử dụng dầu ăn có lợi cho sức khỏe nhất
Cách sử dụng dầu ăn có lợi cho sức khỏe nhất Mỗi gia đình nên có 2 loại dầu, gồm dầu cung cấp axit béo như olive dùng trộn và dầu dừa, dầu phộng để ch...