Theo kết quả nghiên cứu thực nghiệp của nhóm sv Trần Khánh Vân*, Nguyễn Thị Thao, Trần Thị Thanh Huyền Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội. Ảnh hưởng của Mo đến hàm lượng diệp lục tổng số của các giống đậu tương trong điều kiện hạn và tưới nước phục hồi Kết quả thí nghiệm thu được có sự sai khác có ý nghĩa thống kê chứng tỏ Mo có ảnh hưởng tích cực đến hàm lượng diệp lục tổng số của các giống đậu tương nghiên cứu. Trong điều kiện hạn có bổ sung Mo, hàm lượng diệp lục tổng số của các giống đậu tương nghiên cứu cao hơn so với đối chứng từ 5,1- 73,8% (sau 3 ngày gây hạn). Tuy nhiên, khi thời gian hạn kéo dài thì mức độ ảnh hưởng tích cực của Mo giảm xuống còn 4,4 - 12,3% (sau 5 ngày gây hạn). Ảnh hưởng của Mo đến hàm lượng prolin của các giống đậu tương trong điều kiện hạn và tưới nước phục hồi Prolin hay pirolidin carboxylic là một amino axit ưa nước có công thức phân tử C5H9NO2 . Trong phân tử prolin có chứa vòng pirolidin được tạo thành do sự kết hợp của nhóm amin bậc 1 với carbon ở mạch bên. Hàm lượng prolin của các giống đậu tương trong điều kiện hạn cao hơn sau khi tưới nước phục hồi đã chứng tỏ cây đậu tương có phản ứng một cách tích cực trước sự thay đổi của điều kiện môi trường. Nguyên nhân khi cây bị thiếu nước việc tích lũy axit amin prolin có vai trò làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào. Đặc biệt trong điều kiện hạn có bổ sung Mo, hàm lượng prolin của các giống đậu tương cao hơn so với đối chứng từ 9,47 - 54,74%. Ảnh hưởng của Mo đến hàm lượng nước liên kết của các giống đậu tương trong điều kiện hạn và tưới nước phục hồi. Theo dõi hàm lượng nước liên kết sau 3 và 5 ngày gây hạn nhận thấy: thời gian hạn càng kéo dài thì hàm lượng nước liên kết của các giống đậu tương càng tăng cao và ảnh hưởng tích cực của Mo càng thể hiện rõ ràng. Phần trăm so với đối chứng ở CT II tăng từ 6,9 - 25,25% so với CT I. Nguyên nhân có thể liên quan đến sự tác động của Mo đến sự trao đổi năng lượng, đến sự duy trì cường độ tổng hợp protit, axit nucleic…ở mức độ cao, đến độ ưa nước và khả năng giữ nước của keo nguyên sinh chất. Khi cung cấp nước không đầy đủ, dưới ảnh hưởng của Mo, nước liên kết keo tăng lên dẫn đến sự tăng hàm lượng nước liên kết thẩm thấuv à sự giảm áp suất thẩm thấu của dịch bào, làm tăng độ nhớt của nguyên sinh chất. Ảnh hưởng của Mo đến chiều dài rễ của các giống đậu tương trong điều kiện hạn Mo có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển rễ của các giống đậu tương nghiên cứu. Sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các công thức cho thấy Mo có ảnh hưởng tích cực nhất đến các giống đậu tương ĐT22, ĐT26, ĐVN9. Molipđen đã kích thích sự sinh trưởng mạnh mẽ của rễ do là thành phần hoặc xúc tác các enzym có ở rễ. Các enzym hoạt động sẽ cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho sự sinh trưởng phát triển của rễ, đồng thời tạo các chất làm tăng áp suất thẩm thấu để rễ cây có thể hút nước tạo môi trường cho các phản ứng sinh hóa diễn ra và hút nước nuôi cây. Người ta cũng chứng minh được rằng rễ không chỉ là cơ quan dẫn truyền và nâng đỡ của cây mà còn là nơi tổng hợp các chất có hoạt tính sinh lý cần cho hoạt động sống của cây. Vì vậy, vai trò tích cực của Mo đến hệ rễ của các giống đậu tương là một trong những nhân tố giúp cây có khả năng chống chịu tốt trong điều kiện hạn hán. Ảnh hưởng của Mo đến năng suất và phẩm chất hạt của các giống đậu tương Mo có tác động tích cực đến các chỉ tiêu năng suất nghiên cứu. So với đối chứng, ảnh hưởng của Mo làm tăng số quả/cây từ 10,47- 58,32%, tăng số quả chắc/cây tới 10,50 - 24,88% và tăng khối lượng 100 hạt từ 21,12 - 38,91%. Ở CT II có bổ sung Mo, hàm lượng nitơ phi protein trong hạt của các giống đậu tương nghiên cứu thấp hơn so với đối chứng từ 23,29 - 38,21% nhưng hàm lượng nitơ protein của hạt lại cao hơn so với đối chứng từ 44,4 - 93,6%. Vì vậy, hàm lượng nitơ protein tổng số của hạt đậu tương ở CT II vẫn cao hơn so với đối chứng. Điều này chứng tỏ việc bổ sung Mo làm tăng sự tích lũy các protein ưa nước trong giai đoạn gây hạn cho cây. KẾT LUẬN Trong điều kiện gây hạn ở giai đoạn cây con của các giống đậu tương, Mo có ảnh hưởng tích cực làm tăng hàm lượng diệp lục tổng số từ 4,38 - 73,87%, tăng hàm lượng prolin từ 9,47 - 54,74%, tăng hàm lượng nước liên kết từ 6,90- 25,25% và chiều dài rễ tăng từ 1,22- 16,21% so với đối chứng. Đặc biệt, khi tưới nước trở lại, sự thay đổi hàm lượng prolin trong lá cũng như khả năng phục hồi nhanh hàm lượng diệp lục tổng số của các giống đậu tương chứng tỏ Mo có tác động tích cực đến các cơ chế chống chịu của cây đậu tương. Việc bổ sung Mo làm tăng năng suất cũng như phẩm chất hạt của các giống đậu tương nghiên cứu. Trong đó, ảnh hưởng tích cực làm tăng năng suất và phẩm chất hạt các giống đậu tương trong điều kiện hạn của Mo là đối với ĐT22 và ĐT26. Như vậy, ở những vùng sinh thái và mùa vụ gặp khó khăn về điều kiện nước tưới thì việc gieo trồng các giống đậu tương có khả năng chịu hạn kém như ĐT22, ĐT26 được khuyến cáo cần bổ sung phân bón có chứa nguyên tố vi lượng Mo ngay từ giai đoạn cây con để đảm bảo năng suất cũng như phẩm chất hạt của đậu tương. Xem thêm chi tiết tại http://www.vnua.edu.vn/    
Ảnh hưởng của Mo đến quá trình sinh lý sinh hóa cây trồng
Molypden (Molybdenum – Mo) Ký hiệu: Mo Phương pháp phân tích: Cây trồng hút molybden ở dưới dạng muối molybdat (MoO42-) và molybden oxit (MoO3). * Ảnh...
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CAM QUÝT
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CAM QUÝT Giới thiệu một số giống cam, quýt được trồng phổ biến ở nước ta và kỹ thuật trồng và chăm sóc cam. I. Giới thi...