Áp dụng giải pháp sinh học trong trồng rau VietGAP

Bằng cách nhân đàn thiên địch từ vườn rau VietGAP, nông dân Lâm Đồng có thể giảm số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và nâng cao năng suất thu hoạch.

Kiểm tra sâu bệnh và thiên địch trên cây rau VietGAP. (Ảnh Sưu tầm) 4 mô hình canh tác rau VietGAP ở Lâm Đồng vừa được triển khai với 4 cây rau là: bắp cải, ớt ngọt, khoai tây (tại thành phố Đà Lạt) và cà chua (tại xã Đạ Ròn,huyện Đơn Dương). Kết thúc thời vụ sản xuất trên tất cả 4 mô hình, có khoảng 15 loại thuốc trừ sâu sinh học cung cấp “năng lực” cho cây, phòng trừ các loài dịch hại như: sâu tơ, sâu xanh (cải bắp); dòi đục lá, sâu đục trái ( cà chua, khoai tây); bọ trĩ (ớt ngọt)… đạt hiệu lực với mức trung bình khá trở lên. Bên cạnh đó, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng còn tích cực hướng dẫn nông dân lắp đặt hệ thống  bẫy dính để dẫn dụ côn trùng gây hại, đồng thời thực hành nhiều kỹ thuật khác nhau để bảo vệ, nhân nuôi các loài thiên địch có lợi. Số liệu bình quân trên mỗi vụ rau thuộc 4 mô hình VietGAP mới cho thấy: Tiếp tục giảm từ 2-4 lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học; tăng năng suất thu hoạch từ 0,6 - 9%, tăng doanh thu 11- 16%. Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết qua 4 mô hình sản xuất rau VietGAP mới, Chi cục xác định gần 20 loài thiên địch cần bảo vệ để “giúp sức” nhà nông phòng trừ các loài dịch hại. Trước mắt, Chi cục đã hoàn chỉnh quy trình nhân nuôi 2 loài thiên địch “chủ lực” là ong ký sinh trên sâu tơ và bọ xít mù thuốc lá (bọ cưa) bắt mồi bọ phấn gây hại. Với quy trình nhân nuôi 2 loài thiên địch nói trên, trong thời gian tới, khi được chuyển giao chính thức, nông dân Lâm Đồng sẽ không mấy khó khăn khi tiếp cận và thực hành trong từng vụ canh tác rau VietGAP của mình. Vietgap.com
GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐỘC HẠI TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐỘC HẠI TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH I. Toàn cảnh sử dụng thuốc bảo vệ thự...
Không công nghệ cao, gạo Campuchia vẫn ngon nhất thế giới
Không công nghệ cao, gạo Campuchia vẫn ngon nhất thế giới GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp hàng đầu Việt Nam   GS Võ Tòng Xuân cho rằng, dù khô...