Hoa màu trồng ở những vùng đất soi cạnh sông cũng bị thiếu nước, phải đào ao “giải hạn”.  

Nắng hạn kéo dài

Ông Trần Văn Khanh ở xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân) cho hay: Mới đây tôi thu hoạch sắn, nhưng do nắng hạn đất cứng không thể nhổ được mà phải dùng cuốc đào. Đào lâu nên thuê máy cày moi củ lên, cứ tiếng đồng hồ là 60.000 đồng, chi phí thuê một ngày gần 500.000 đồng.

09-16-01_dt_trong_sn_kho_cung
Đất trồng sắn ở xã Sơn Định (huyện Sơn Hòa) khô khốc

Cũng theo ông Khanh, khi cày đất lấy củ rồi phơi đất không thể trồng vụ mới, vì nắng hạn đất khô “luộc” hom sắn. Còn thuê máy cày moi củ sắn cực chẳng đã mới làm, vì thất thoát sau thu hoạch rất nhiều, trong khi cày có những củ bị lấp dưới đường cày. Thời tiết năm nay khác lạ, tháng giêng rồi qua tháng hai (âm lịch) không có hạt mưa.

Còn đám sắn của bà Trần Thị Quý ở xã Sơn Định (huyện Sơn Hòa) cao gang tay người lớn nhưng lá chuyển sang màu đỏ. Bà Quý phân trần: Từ sau tết đến nay vùng này không có mưa, sắn trồng hơn 1 tháng giờ héo úa. Cỏ lên xanh nhưng không dám cuốc vì sợ trống đất sắn nhanh chết héo.

Đối với cây mía, nắng hạn cũng làm hạn chế phát triển. Dọc theo vùng gò đồi từ xã Sơn Định qua xã Sơn Hội rồi xuống xã Sơn Phước (huyện Sơn Hòa), đất khô khan, mía để lưu gốc héo úa. Còn mía chưa kịp thu hoạch cháy lá. Ông Sô Minh Trí ở xã Sơn Phước phân trần: Tháng giêng vừa rồi tôi thu hoạch mía bán cho nhà máy đường sau đó để lưu gốc, nắng quá mía nảy mầm yếu ớt, giờ chỉ giữa đám lá mía có màu xanh, còn xung quanh bìa lá mía héo. Nắng riết tháng nữa thì cày phá gốc trồng lại.

Theo ông Lê Văn Nam, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tuy An, ngành nông nghiệp khuyến cáo, để giảm chi phí, bà con có ruộng trồng hoa màu gần nhau lập 1 nhóm từ 3 - 5 hộ góp tiền đào ao chung và thay nhau bơm tưới luân phiên chống hạn.

Sắn, mía nông dân trồng gặp nắng hạn héo úa, còn cỏ trồng nuôi bò cũng không phát triển nổi. Ông Kso Minh ở xã Ea Bia (huyện Sông Hinh) chia sẻ: Tôi có gần một sào trồng cỏ voi nuôi bò. Mấy tháng trước, cỏ đủ nuôi 3 con bò. Hơn một tháng nay, nắng khô hạn, cỏ thiếu nước tưới chậm phát triển, thức ăn cho bò hiện khan hiếm.  

Đối phó với thời tiết bất lợi

Trên vùng đất soi ven sông, nông dân tập trung công sức cứu cây trồng. Loay hoay bơm tưới 2 sào bắp soi đang thời kỳ trổ cờ, phun râu từ nguồn nước đào ao mắc đường ống dẫn dài hơn nửa cây số, ông Bùi Văn Tuấn ở xã An Định (huyện Tuy An) cho biết: Bắp trồng dọc sông Cái (sông Kỳ Lộ) thời kỳ này gặp khô hạn, trái bị răng cưa nên tôi đào ao bơm nước tưới. Năm nay nắng hạn sớm, dòng chảy trên sông yếu nên phải đào ao sâu mới có nước.

Tại cánh đồng trồng bí, mướp, dưa của xã An Hòa, An Mỹ, An Chấn (huyện Tuy An), nông dân đào ao, khoang giếng tưới cho hoa màu. Ông Phan Văn Tiến ở xã An Hòa cho biết: Bỏ tiền đào ao tốn 5-10 triệu đồng, nhưng vẫn phải làm để có nước tưới cho hoa màu không bị chết héo.

09-16-01_mi_chy_l_kho_hn
Mía chưa kịp thu hoạch cháy lá

Ông Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên cho hay, El Nino đã xuất hiện đầu năm 2019. Lượng mưa dự báo trong các tháng tiếp theo sẽ thấp hơn trung bình nhiều năm. Tình trạng nắng nóng kéo dài như hiện nay làm cho hàng trăm héc ta cây trồng cạn trên vùng gò đồi chậm phát triển.

Cũng theo ông Nguyễn Trọng Tùng, các hồ chứa tại lưu vực sông Ba, sông Bàn Thạch chỉ đạt 31% dung tích thiết kế. Do đó các địa phương cần sử dụng nước hợp lý nhằm phục vụ sản xuất đạt kết quả thắng lợi.

MẠNH HOÀI NAM
nongnghiep.vn

CHẾ PHẨM GIỮ ẨM GAM-SORB (chất chống hạn gam sorb)  Công dụng:

  • Tiết kiệm nước tưới: giảm được 30 – 50 % số lần tưới hoặc lượng nước tưới và điều hòa độ ẩm trong đất.
  • Bổ sung dinh dưỡng cho cây, đặc biệt là Kali (~19%) vào thời kỳ trổ bông, tạo quả …
  • Khi được được phối trộn với các loại phân bón khác thì tăng được hiệu suất sử dụng và tiết kiệm một lượng phân bón đáng kể, vì GAM-Sorb có khả năng hấp thu và thải chậm phân bón.
  • Làm tăng độ nảy mầm và giảm tỷ lệ hư hại của hạt giống, cây giống, hom giống.
  • Có nguồn gốc từ tinh bột nên khi phân hủy sẽ tạo chất mùn, làm tơi xốp đất, tăng quá trình trao đổi khí trong đất, giúp rễ cây phát triển tốt, hoàn toàn thân thiện với môi trường.
  • Giúp người nông dân giảm công sức lao động
  • Giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản.
  • Làm giảm hiện tượng xói mòn của đất trong quá trình tưới nước.
  • Ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh lây lan vào cây trồng qua việc tưới nước.

STT

CHỈ TIÊU

ĐV tính

Mức chất lượng

Phương pháp thử

01

K2O

%

19

TCVN 5815:2001

02

Khối lượng giảm trong đất Sau 9 tháng

%

85

Cân tỷ trọng

03

Tỷ lệ tinh bột sắn/poly

( Axit Acrylic )

1/1

04

Độ trương trong nước loại Ion

g/g

200

Cân thể tích

05

Kích thước hạt

mm

0,3-0,7 và 1-3

06

pH tại độ trương

6,8-7

Máy đo pH

Xuất xứ

  • Năm 2002, ứng dụng công nghệ sản xuất vật liệu siêu hấp thụ nước của Mỹ trên cơ sở sử dụng các phương tiện và thiết bị của Việt Nam.
  • Năm 2004, sản xuất thử thành công và tiến hành sử dụng khảo nghiệm tại Trung tâm CGTB Kỹ thuật – Viện KHKT Nông nghiệp Miền Nam.
  • Năm 2006, được Bộ Nông nghiệp & PTNT cấp phép số 1247 QĐ/BNN-KHCN ngày 28/4/2006 về Giải pháp kỹ thuật mới và số 55/2006/QĐ-BNN ngày 24/7/2006 Bổ sung danh mục phân bón được phép sàn xuất và sử dụng tại Việt Nam.
  • Công bố chất lượng số TCCS : VINAGAMMA HCM 01/08

Tiêu chuẩn kỹ thuật

  • Thành phần: Tinh bột, Polyacrylate, K2O
  • Độ hấp thu nước (lần): ~200
  • Độ ẩm (%): ~10
  • pH (tại độ trương 100g/g): 6.8 – 7.0
  • Hàm lượng K2O (%): ~19
  • Thời gian phân hủy trong đất: từ 9 – 12 tháng

Cơ chế hoạt động

  • Khi gặp nước thì trương nở ngậm nước, sau đó nhả chậm cho cây hấp thụ, giúp điều hòa độ ẩm của đất.
  • Là Polyme sinh học nên có thể phân hủy hoàn toàn trong đất tạo mùn bổ sung cơ lý cho đất.
  • Không có xung đột với các loại phân khác. Sử dụng hiệu quả nhất với phân hữu cơ, vi sinh.

Hiệu quả

  • Tiết kiệm nước tưới: giảm được 30 – 50 % số lần tưới hoặc lượng nước tưới và điều hòa độ ẩm trong đất.
  • Bổ sung dinh dưỡng cho cây, đặc biệt là Kali (~19%) vào thời kỳ trổ bông, tạo quả …
  • Khi được được phối trộn với các loại phân bón khác thì tăng được hiệu suất sử dụng và tiết kiệm một lượng phân bón đáng kể, vì GAM-Sorb có khả năng hấp thu và thải chậm phân bón.
  • Làm tăng độ nảy mầm và giảm tỷ lệ tử vong của hạt giống, cây giống, hom giống.
  • Có nguồn gốc từ tinh bột nên khi phân hủy sẽ tạo chất mùn, làm tơi xốp đất, tăng quá trình trao đổi khí trong đất, giúp rễ cây phát triển tốt, hoàn toàn thân thiện với môi trường.
  • Giúp người nông dân giảm công sức lao động.
  • Giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản.
  • Làm giảm hiện tượng xói mòn của đất trong quá trình tưới nước.
  • Ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh lây lan vào cây trồng qua việc tưới nước.
  • Phá váng đất khi tưới bồn, phân hủy hết thành mùn tạo độ tơi xốp cho đất giúp cây trồng trao đổi khí tốt hơn.

Nguyên tắc sử dụng

  • Tùy tình hình thổ nhưỡng để có liều lượng sử dụng thích hợp (Trung bình từ 45 – 60 kg/ha).
  • Có thể sử dụng cho mọi loại cây trồng và các biện pháp canh tác.
  • Sử dụng chung với các loại phân khác. Hiệu quả cao khi sử dụng chung với các loại phân hữu cơ, vi sinh.
  • Nên chôn lấp hoặc phủ kín, tránh tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời. Độ sâu thích hợp cho từng loại cây, trung bình từ 10 – 30 cm.

Liên hệ mua CHẾ PHẨM GIỮ ẨM GAM-SORB (chất chống hạn gam sorb) nong-trang-xanh-1

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ XNK NÔNG TRANG XANH

GREENFARM  IMPORT  EXPORT INVESTMENT CONSULTANT JOINT STOCK COMPANY

Tên công ty viết tắt: GREENFARM JSC

Chất giữ ẩm trong nông nghiệp: xu thế tất yếu   (chất chống hạn gam sorb)

Xu hướng sáng chế và ứng dụng chất giữ ẩm phổ biến trong nhiều lĩnh vực như y tế, công nghiệp, bảo quản thực phẩm, vật liệu xây dựng,… đặc biệt là trong nông nghiệp.

Chất giữ ẩm trong nông nghiệp

Chất giữ ẩm là loại vật liệu hút, giữ nước được dùng trong nhiều lĩnh vực như y tế, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, xử lý nước, khai khoáng… Trước đây những chất hút nước thường có thành phần chủ yếu là xenlulo và sợi chẳng hạn như than bùn, bã mía, xơ dừa, cao lanh, v.v. .., và chỉ có khả năng giữ nước khoảng 20 lần trọng lượng của chúng. Bài viết này đề cập đến polymer siêu hấp thụ nước (SAP- Super Absorbent Polymers), là một loại chất giữ ấm phổ biến hiện nay, có thể hút và giữ một khối lượng dung dịch cực lớn (có thể gấp 400-500 lần) so với khối lượng của nó. Không chỉ có khả năng hấp thụ nước rất mạnh, SAP còn hấp thụ được nước muối sinh lý, nước tiểu, máu và các loại dung dịch khác nên được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như sản phẩm chăm sóc vệ sinh, phụ gia chống thấm trong xây dựng, nước hoa khô, đệm chống thấm, tác nhân làm đặc... Sản phẩm SAP thương mại hóa đầu tiên trên thị trường vào những năm 1970 thuộc lĩnh vực chăm sóc cá nhân.

Đối với SAP sử dụng trong nông nghiệp, đầu những năm 1960, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA - United States Department of Agriculture) đã tiến hành những nghiên cứu về vật liệu giúp tăng khả năng lưu trữ nước trong đất trồng bằng cách kết mạch polymer acrylonitrile trên sườn của phân tử tinh bột. Sau đó, USDA chuyển giao bí quyết công nghệ này cho các công ty để họ phát triển sâu hơn và đã tạo ra rất nhiều sản phẩm chất giữ ẩm khác nhau.

Ngày nay, SAP được sử dụng nhiều trong nông nghiệp để giữ ẩm và cải tạo đất, vận chuyển cây trồng đi xa, kết hợp với phân bón và phụ gia để canh tác trong chậu. Với khả năng giữ được một lượng nước lớn, hút và nhả nước nhiều lần, SAP có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, chống hạn cho cây trồng, giữ ổn định sinh thái đất và đối phó với biến đổi khí hậu.

Tình hình sản xuất và ứng dụng chất giữ ẩm để nâng cao hiệu quả phân bón và tăng khả năng chống hạn cho cây trồng trên thế giới và Việt Nam nổi bật ba xu hướng chính: nghiên cứu sản xuất các vật liệu ổn định đất, giữ ẩm với các thành phần như hợp chất tự nhiên (cenlulose,..), polymer, polyacrylate, vinyl polymer…; ứng dụng chất giữ ẩm phục vụ canh tác, trồng trọt và hướng nghiên cứu kết hợp phân bón và chất giữ ẩm.

Sáng chế chất giữ ẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp trên thế giới Dựa trên tư liệu sáng chế (SC) tiếp cận được, chất giữ ẩm phục vụ cho nông nghiệp có SC đầu tiên đăng ký tại Mỹ năm 1974, số US3953191: Chất cải tạo đất có khả năng hấp thụ và giữ nước. Đến nay, trên thế giới có hơn 300 SC đăng ký về lĩnh vực này. Trong đó, giai đoạn từ năm 2000-2012 có 244 SC, gấp 3 lần số lượng SC giai đoạn trước đó. Đặc biệt trong những năm gần đây, vấn đề biến đổi khí hậu, hạn cục bộ được quan tâm nhiều trên thế giới nên các nghiên cứu về tiết kiệm nước canh tác, cải tạo đất trồng khô hạn cũng thể hiện trong số liệu đăng ký SC về chất giữ ẩm với hai “đỉnh” vào năm 2004 (39 SC) và 2012 (44 SC). Tình hình đăng ký sáng chế về chất giữ ẩm trên thế giới  Nguồn: WIPS. Hiện nay, các SC về chất giữ ẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp được đăng ký nhiều ở các quốc gia (Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Nam Phi, New Zealand, Mexico, Israel, Úc ) và hai tổ chức: WO (Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới), EP (Cơ quan Sáng chế châu Âu). Thập niên 70-80, SC về chất giữ ẩm chỉ mới được đăng ký ở Mỹ và Nhật. Thập niên 90, SC về chất giữ ẩm được đăng ký thêm ở các nước Trung Quốc, Israel và New Zealand nhưng số lượng SC tập trung chủ yếu ở Nhật. Từ năm 2000 cho đến nay, các SC về chất giữ ẩm tập trung đăng ký chủ yếu ở châu Á: Trung Quốc (172 SC) chiếm khoảng 70% tổng số SC giai đoạn này, Nhật Bản (35 SC) và Hàn Quốc (19 SC). Tình hình đăng ký sáng chế về chất giữ ẩm ở Trung Quốc (CN), Nhật (JP) và Hàn Quốc (KR).  Nguồn: WIPS. Phân tích theo bảng phân loại SC quốc tế (IPC – International Patent Classification) cho thấy những nghiên cứu về chất giữ ẩm thiên về vật liệu ổn định đất, đặc biệt là chất giữ ẩm với các thành phần từ hợp chất tự nhiên (cenlulose,..); tiền polymer, polyacrylate, polymethacrylate, vinyl polymer và đặc biệt là những nghiên cứu sản xuất phân bón kết hợp với chất giữ ẩm để tăng hiệu quả sử dụng. Hướng nghiên cứu chất giữ ẩm trong nông nghiệp theo IPC  Nguồn: WIPS. Trung Quốc có nhiều SC đăng ký, tập trung các nghiên cứu sản xuất phân bón kết kợp với chất giữ ẩm, chiếm 49% tổng SC về chất giữ ẩm. Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ có nhiều SC về ứng dụng chất giữ ẩm phục vụ canh tác, trồng trọt. Nhật Bản có lượng SC về ứng dụng chất giữ ẩm phục vụ canh tác chiếm 54% trên tổng SC về chất giữ ẩm của họ; đối với Hàn Quốc thì tỷ lệ này là 47% và Mỹ là 50%. Xu hướng đăng ký sáng chế chất giữ ẩm tại một số nước  Nguồn: WIPS. Nghiên cứu và ứng dụng chất giữ ẩm trong nông nghiệp tại Việt Nam

Từ lâu nước ta đã có nhiều nghiên cứu chế tạo chất giữ ẩm và được ứng dụng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Một số kết quả như:

- Bốn loại vật liệu có khả năng giữ ẩm cao gồm vật liệu PA tổng hợp từ nguyên liệu bã mía có khả năng hút nước cao gấp 490 lần, cấu trúc bền từ 120 – 140 ngày; vật liệu polyacrylat AA có thể hút nước cao gấp 750 lần; vật liệu Copolymer PVA-PA có thể hút nước cao gấp 506 lần; vật liệu tinh bột PA có thể hút nước cao gấp 501 lần đã được nghiên cứu và chế tạo tại TP. HCM, đề tài do Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM quản lý.

AMS-1 là sản phẩm gel giữ nước từ quá trình đồng trùng hợp ghép acide acrylic với tinh bột đã được biến tính, do Viện Hóa học thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia nghiên cứu và chế biến được Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam công nhận là một tiến bộ kỹ thuật và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn ứng dụng vào trồng trọt. AMS-1 là một polyme siêu thấm, có khả năng trương nở và trữ nước cho cây trồng. Ước tính sau một trận mưa, đất bổ sung AMS-1 có thể giữ nước lâu hơn 10 – 15 ngày so với đất không chứa AMS-1. AMS-1 có khả năng hút 400 – 420g nước/ 1g chất khô và có khả năng trương nở gấp 400 lần khối lượng ban đầu nên còn có tác dụng cải tạo đất thịt, đất sét, giúp cho việc thoát, lưu thông và giữ nước hợp lý. AMS-1 phát huy hiệu quả tốt nhất trên những vùng canh tác phải dùng nhiều nước tưới như đất trồng cà phê, bông, đất cát, đồi núi thiếu thảm phủ thực vật, nó có khả năng giữ nước trong 2 năm và tự phân hủy sinh học sau 3 – 4 năm nên không gây hại môi trường.

Vật liệu giữ nước được tổng hợp từ nguyên liệu bã mía và mùn cưa nghiền cơ học thành dạng bột, có khả năng hút nước cao, có thể giữ được 120 – 140 ngày mới phân hủy cấu trúc. Bã vật liệu sau khi phân hủy không độc hại, không ảnh hưởng xấu đến chất lượng của đất, do Viện Công nghệ Hóa học nghiên cứu và chế tạo thành công.

Chất giữ ẩm “CH” do Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng, TP. HCM tổng hợp bước đầu trên cơ sở các chất nền gồm acid acrylic, tinh bột, chất tạo liên kết ngang DEG-DAA và chất khơi mào tạo thành sản phẩm hút giữ nước với khối lượng từ 200 – 600 lần vật liệu nền để cung cấp nước từ từ cho cây trồng. Tuy nhiên sản phẩm nhanh phân hủy nên chỉ ứng dụng chống hạn cho cây trồng ngắn ngày.

 ANH THY TTKHCN HCM

Xu hướng tìm kiếm: Cây trồng héo úa vì nắng hạn
Nuôi lươn không bùn trong bể xi măng
Năm 2018 Trạm Khuyến nông TP Vinh (Nghệ An) đã xây dựng mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng tại hộ ông Nguyễn Ngọc Thành ở Khối 3, phường Tru...
Nuôi ong đầu tư ít, hiệu quả cao
Nghề nuôi ong lấy mật phát triển nhanh chóng, mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân trên địa bàn xã An Bình (huyện Lạc Thủy, Hòa Bình)....