Dấu ấn từ thay đổi cơ cấu giống và cánh đồng lớn

Lúa gạo là một trong những ngành hàng đã và đang thực hiện tái cơ cấu một cách quyết liệt và hiệu quả nhất trong những năm qua. Điều này thể hiện rõ nét nhất qua việc thay đổi mạnh cơ cấu giống lúa và thực hiện các chuỗi giá trị qua mô hình cánh đồng lớn ở Nam Bộ. Cơ cấu giống lúa phù hợp nhu cầu XK Sự đúng hướng trong tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo, có thể thấy rõ qua việc tăng mạnh giá trị gạo XK. Theo Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm nay, nước ta đã XK được 4,89 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 2,46 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng gạo XK chỉ tăng 5,9%, nhưng kim ngạch lại tăng tới 20,5%. So 9 tháng đầu năm 2017, trong 9 tháng đầu năm nay, giá gạo XK tăng 13,7% và đạt mức bình quân 502,8 USD/tấn.
11-36-27_ti_co_cu_lu_go
Sản xuất lúa ở ĐBSCL
Bên cạnh yếu tố tăng giá gạo trên thị trường thế giới, việc cơ cấu gạo tiếp tục thay đổi mạnh theo hướng giảm tỷ trọng gạo giá trị thấp, tăng tỷ trọng các loại gạo giá trị cao, đã góp phần quan trọng giúp cho giá bình quân gạo XK trong năm nay tăng nhiều so với năm ngoái.
GS.TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện KHKTNN Miền Nam Mô hình CĐL được xem xét dưới nhiều góc cạnh trong sản xuất lúa ở ĐBSCL với sự lạc quan. CĐL chứng minh nông nghiệp Việt Nam đang chuyển mình sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu, tập trung ruộng đất dưới hình thức liên kết giữa nông dân và DN, tạo ra sản phẩm hàng hóa thật sự có chất lượng, hướng đến phát triển bền vững theo hướng “nông dân nhỏ, cánh đồng lớn”.
Trong 8 tháng đầu năm nay, trong tổng lượng gạo XK được là 4,53 triệu tấn thì gạo trắng chất lượng thấp chỉ còn chiếm 1 tỷ lệ rất khiêm tốn là 2,07%; gạo trắng chất lượng trung bình chiếm 19,73%. Như vậy, gạo trắng chất lượng trung bình và thấp chỉ còn chiếm 21,8%. Trong khi đó, gạo trắng chất lượng cao chiếm tỷ trọng 22,73%; gạo thơm chiếm 33,24%… Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, khẳng định, cơ cấu gạo XK đã có sự thay đổi rõ rệt, với việc giảm mạnh tỷ trọng gạo thường và tăng mạnh tỷ trọng của gạo thơm, gạo trắng chất lượng cao, nếp, gạo Japonica… Nhưng để có được sự thay đổi mạnh trong cơ cấu gạo XK, thì phải có sự thay đổi rõ rệt về cơ cấu giống lúa trên đồng ruộng. Thống kê sơ bộ của Cục Trồng trọt cho thấy, trong vụ hè thu 2018 tại ĐBSCL, nhóm giống lúa thơm, đặc sản tăng 8,49% về diện tích so với hè thu 2017 và chiếm 22,41% tổng diện tích gieo trồng (trong vụ hè thu 2017, nhóm lúa thơm, đặc sản chỉ chiếm 13,95% tổng diện tích). Trong khi đó, nhóm giống lúa chất lượng cao vốn chiếm 54,49% trong vụ hè thu 2017, đã giảm xuống còn 45,05%; lúa chất lượng trung bình cũng giảm nhẹ về tỷ lệ, từ 16,57% trong vụ hè thu 2017 xuống còn 16,5% vụ hè thu 2018… Trước đó, trong vụ đông xuân 2017-2018, cũng cho thấy sự thay đổi rõ rệt về cơ cấu giống lúa. Cụ thể: nhóm giống lúa thơm, đặc sản vốn chiếm tỷ lệ 25,03% tổng diện tích gieo trồng vụ đông xuân 2016-2017, đã tăng lên tới 31,34% trong vụ đông xuân 2017-2018. Như vậy, trong vụ đông xuân 2017-2018, nhóm lúa thơm, đặc sản đã chiếm tỷ lệ tương đương với nhóm giống lúa chất lượng cao (chiếm 32,07% diện tích) và cao hơn nhiều so với nhóm lúa chất lượng trung bình (chiếm 17,2%). Giải pháp tối ưu trong điều kiện Việt Nam Việc xây dựng các cánh đồng lớn (CĐL) để hình thành các chuỗi giá trị lúa gạo, cũng là một dấu ấn quan trọng trong tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo, nhất là tại ĐBSCL. Theo Cục Trồng trọt, tuy CĐL còn chiếm tỉ lệ thấp trong toàn diện tích sản xuất lúa ở Nam Bộ, nhưng việc thực hiện CĐL vẫn được duy trì và phát triển, diện tích hàng vụ ổn định theo sự hợp tác với các DN. Vụ đông xuân 2017-2018, diện tích thực hiện CĐL ước đạt khoảng 160 ngàn ha, tăng 10 ngàn ha so với vụ đông xuân 2016-2017. Vụ hè thu 2018, diện tích thực hiện CĐL là 141.044ha, tăng 70.247ha so vụ hè thu 2017, với 376 doanh nghiệp tham gia, tăng 139 doanh nghiệp. Trong đó, diện tích ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đạt 66.181ha, tăng 35.954ha so với hè thu 2017. Nhìn chung, những vùng thực hiện CĐL đã có sự liên kết với DN thu mua thì hiệu quả gia tăng. Những vùng chưa liên kết với DN thu mua thì sự phát triển của CĐL thiếu ổn định. Nhờ tham gia thực hiện CĐL mà nhiều DN đã có được nguồn gạo hàng hóa chất lượng cao, ổn định đảm bảo các tiêu chuẩn ATTP, không chỉ đủ khả năng XK mà còn cạnh tranh tốt trên thị trường nội địa. Tập đoàn Lộc Trời là một minh chứng rõ nét về điều này. Nếu như trong vụ đông xuân 2010-2011, diện tích CĐL của Tập đoàn mới chỉ là 1.023ha, thì đến năm 2015 đã tăng lên 92.000ha (trong cả năm). Nhờ có CĐL, sản lượng gạo kinh doanh nội địa của Lộc Trời đã tăng từ 11.000 tấn năm 2011 lên 88.081 tấn năm 2017 và 80.399 tấn (9 tháng đầu năm 2018). Sản lượng gạo XK của Tập đoàn này cũng từ mức rất khiêm tốn là 1.000 tấn năm 2011 tăng lên 104.349 tấn năm 2017 và 110.417 tấn của 9 tháng đầu năm 2018. Ông Phạm Thái Bình, TGĐ Cty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, cho rằng, mô hình CĐL liên kết chuỗi giá trị, là phương thức sản xuất tiến bộ, là giải pháp tối ưu nhất, hiệu quả nhất của ngành hàng lúa gạo Việt Nam hiện nay. Chính từ mô hình sản xuất này, đã tạo ra được những sản phẩm gạo có chất lượng và giá trị cao, cạnh tranh được với hàng hóa của các nước trên thế giới.

Ông Phạm Thái Bình, TGĐ Cty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An

Các DN XK gạo Việt Nam đang thiếu vốn trầm trọng, vì thế nhiều DN không dám đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu theo mô hình cánh đồng liên kết. Một số DN đã đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, nhưng do thiếu vốn nên phải tranh nhau bán hàng, phải hạ giá gạo xuống để bán cho bằng được, vì như vậy thì mới có tiền thanh toán tiền lúa cho nông dân khi thu hoạch, và quan trọng hơn nữa là lấy tiền đáo hạn nợ vay ngắn hạn của ngân hàng. Để chủ động nguồn gạo chất lượng cao phục vụ XK, cần xây dựng một lực lượng nòng cốt từ 15-20 DN ở khu vực ĐBSCL, mỗi DN đầu tư xây dựng từ 40.000-50.000 ha CĐL liên kết. Hàng năm, lực lượng DN nòng cốt này, cùng với HTX, nông dân trong chuỗi liên kết của mình, sản xuất ra được khoảng 12-14 triệu tấn lúa sạch; tương ứng cho ra 6,5 đến 7 triệu tấn gạo, chủ động XK. Lực lượng DN nòng cốt này phải có đủ vốn để đầu tư từng “Dự án cánh đồng lớn liên kết” theo tiêu chí, qui định của Bộ NN-PTNT và Nghị định 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ, và được UBND các tỉnh thành phê duyệt dự án.
THANH SƠN
nongnghiep.vn
7 loại nước ép bảo vệ sức khỏe mắt và cải thiện thị lực dành cho ai dùng máy tính, điện thoại cả ngày
7 loại nước ép bảo vệ sức khỏe mắt và cải thiện thị lực dành cho ai dùng máy tính, điện thoại cả ngày Đừng để khi thị lực giảm sút mới chăm sóc cho mắ...
Người gốc Sài Thành xây dựng thương hiệu măng cụt GlobalGAP trên đất Tây Nguyên
Người gốc Sài Thành xây dựng thương hiệu măng cụt GlobalGAP trên đất Tây Nguyên Sinh ra và lớn lên ở huyện Hóc Môn – Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng hiện...