Quản lý dịch hại cây ăn trái vào mùa khô

Những năm gần đây diện tích trồng cây ăn trái ở khu ĐBSCL phát triển mạnh cả diện tích và sản lượng dẫn đến áp lực dịch hại tăng cao. Vì vậy, cần có những giải pháp đối phó với các loại dịch hại, đảm bảo an toàn cho cây trái khi đưa ra thị trường.
10-09-03_nh_1_-_qung_ly_dich_benh_trong_mu_nng
Chăm sóc vườn cây ăn trái khi nắng nóng
PGS.TS Trần Văn Hai, giảng viên Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Đại học Cần Thơ cho biết: Muốn ngăn ngừa côn trùng phải dùng các biện pháp tổng hợp, đầu tiên là bảo tồn được các loại thiên địch có lợi trong vườn cây để hạn chế phun thuốc hóa học. Bên cạnh đó, ngay từ đầu phải chọn được nguồn giống cây trồng tốt, sạch bệnh, kế tiếp sử dụng phân có đầy đủ thành phần trung vi lượng. Quản lý nguồn nước cũng rất quan trọng, nhóm côn trùng chích hút thông thường sẽ sinh sản rất nhanh trong điều kiện khô hạn ít nước. Vì vậy phải cung cấp đủ nước để hạn chế tối đa các loại côn trùng tấn công. Áp dụng biện pháp sinh học trên vườn cây để hạn chế phun thuốc sẽ phát huy tác dụng. Đối với nhện, rệp sáp về mặt sinh học dòng đời ngắn, khả năng sinh sản nhanh, mùa khô phát triển nhiều nên phải áp dụng các giải pháp để phòng trị, trong đó có biện pháp tổng hợp như tỉa cành, tạo tán, nuôi dưỡng các loại sinh vật có lợi. Cụ thể trên vườn bà con chỉ cần áp dụng biện pháp canh tác, phân bón đầy đủ giúp cây khỏe, khoảng cách giao tán giữa các cây. Biện pháp giữ ẩm quan trọng, phun nước nhiều sẽ làm nhện, bồ lạch, rệp sáp giảm, trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng thuốc hóa học, nhưng phải hạn chế. Theo TS Lê Quốc Điền, GĐ Trung tâm Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, Viện Cây ăn quả miền Nam, cần phải thường xuyên thăm vườn cây ăn trái, dùng dĩa bằng mũ màu trắng để bỏ lên lá và rung nhẹ sẽ biết được số lượng nhện đỏ, trắng, vàng. Để hạn chế nhện nên sử dụng các chế phẩm sinh học hoặc dùng dầu khoáng để phun. Bên cạnh đó vườn cây ăn trái phải có nhóm côn trùng có lợi. Nếu không xuất hiện nhóm này trên vườn cây thì biện pháp IPM bị “vỡ”. Trong những năm sắp tới, mùa khô ngày càng nhiều nên nhóm nhện sẽ xuất hiện nhiều. Do đó ở phía Mỹ cũng yêu cầu nuôi những nhóm nhện có lợi để phát triển. Đối với cây bưởi cho trái trong mùa nắng, nếu năng suất trái nhiều so với sức chịu đựng của cây bưởi, khi lấy rễ bưởi lên, năng suất cao rễ sẽ đổ lông, hơi cong. Vì vậy bà con nên giảm bớt số lượng trái. Nếu năm trước cây đã cho trái nhiều thì năm nay bà con chỉ nên lấy khoảng 80%. Bên cạnh đó, bộ rễ hư nhiều do nhóm côn trùng ở phía dưới đất hoặc bón phân tươi ủ chưa hiệu quả. Đây là một trong những nơi kiến, côn trùng xuất hiện. TS Điền cho biết thêm, hiện các vườn bưởi đa phần đều thiếu phân hữu cơ dẫn đến đất không còn màu mỡ, bị vôi hóa, vì vậy cần phải kiểm tra và khắc phục. Hàng năm nhà vườn đều bón phân hữu cơ cho cây. Nhưng hiện tại theo nghiên cứu chỉ tăng được 1% hữu cơ hữu dụng trong đất, trong khi đối với mỗi vườn bưởi đòi hỏi nên hữu cơ khoảng từ 2 - 5% cây bưởi mới giữ lâu được và khi đó bón thêm các loại phân khác cộng vào thì cây trồng mới hấp thụ được. nongnghiep.vn    
Nông nghiệp hữu cơ, xu thế khó có thể cưỡng lại
Nông nghiệp hữu cơ, xu thế khó có thể cưỡng lại Khác với thời chạy đua năng suất, ngày nay nông nghiệp hữu cơ trở thành miếng bánh cao cấp cho một thị...
Cách trồng dưa hấu, dưa lê và dưa lưới sai trĩu trịt tại nhà
Cách trồng dưa hấu, dưa lê và dưa lưới sai trĩu trịt tại nhà Thời tiết nóng nực mà có mấy loại quả này ăn thì còn gì đã đời hơn nè. Tuy nhiên hiện nay...