riệu chứng thiếu kẽm thường xuất hiện rõ nhất trên lá, chủ yếu trên các lá non đã trưởng thành hoàn toàn (lá thứ 2 và 3 từ trên xuống) . Tuy nhiên, nó cũng có thể xuất hiện đồng thời ở các bộ phận khác của cây. Thiếu kẽm không những ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mà nó còn cản trở sự phát triển của bộ rễ. Thiếu kẽm năng suất cây trồng có thể giảm tới 50% so với đầy đủ kẽm.

Một số triệu chứng rất điển hình ở lúa, cây có múi, nho và táo có thể dùng như chỉ số của sự thiếu hụt kẽm và thường có đặc trưng sau:

Lá chuyển xanh lục nhạt, vàng hoặc xuất hiện những đốm bạc trắng ở phần giữa của lá. Ở một số cây trồng, có thể xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu trên mặt lá. Những lá non trên ngọn rất nhỏ, biến dạng, mọc xít nhau làm cho chùm lá non xù ra. Cây còi cọc, lùn, thân cây yếu, mềm. Các chồi non chết khô, sau lan dần ra cả cây, cây chậm ra hoa. Quả thường không phát triển dẫn đến năng suất thấp thậm chí không có năng suất.

- Ở lúa: Triệu chứng thiếu kẽm thường xuất hiện từ ngày thứ 10 tới ngày thứ 40 sau khi gieo cấy tùy theo giống, điều kiện đất và khí hậu. Thiếu kẽm làm sự hồi xanh chậm lại, cây còi cọc, kém nở bụi, cây hơi lùn, lá nhỏ xù ra và thường có sọc màu trắng ở giữa các lá non và lá giữa. Xuất hiện các đốm nhỏ rải rác màu vàng nhạt đến nâu trên các lá giữa sau đó phát triển rộng ra, hợp lại và trở thành màu nâu sẫm.

Hiện tượng thiếu kẽm thường xảy ra ở đất nghèo kẽm hay đất có hàm lượng lân, HCO3 cao hoặc do bón quá nhiều lân và phân hữu cơ. Trong khỉ thiếu kẽm mà bón nhiều đạm, đặc biệt là urea thì sẽ càng làm cho tình trạng thiếu kẽm trầm trọng hơn bởi các vi sinh vật có ích phát triển không tốt. Trong trường hợp này bón kẽm là cần thiết để kích thích sự phát triển của chúng.

- Ở ngô: Thiếu kẽm xuất hiện sọc vàng nhạt, vàng trắng đến đỏ giữa các gân và mép lá, xảy ra chủ yếu ở phần dưới của lá. Khi thiếu nặng, các sọc này lan ra cả bề mặt lá. Trong một số trường hợp, các lá non chuyển trắng hoặc vàng, trường hợp này còn được gọi là ngọn trắng

Trên cây có múi: Xuất hiện úa vàng không đều (tương phản giữa phần vàng trắng và phần xanh đen) ở phần thịt của lá. Các lá non ngắn và hẹp, sự hình thành nụ hoa và quả giảm mạnh, các đỉnh sinh trưởng ở đầu cành bị teo và khô dần đi. Đối với nho, thiếu kẽm làm cho kích thước các lá nhỏ, lá chuyển vàng.

- Ở táo, thiếu kẽm làm cây dễ bị bệnh, phần thịt lá non chuyển vàng trong khi gân lá còn xanh, lá cây nhỏ bề mặt xuất hiện các vết nhăn, chồi non khô dần. Ở các cây họ đậu, cây còi cọc, lá vàng trong khi gân giữa của lá còn xanh. Các chồi và lá non chuyển vàng và đồng thau, lá già rụng sớm

Khi gặp những triệu chứng không điển hình hoặc còn có sự nghi ngờ tình trạng thiếu kẽm ở cây có thể áp dụng cách phun kẽm qua lá để kiểm tra. Pha kẽm và vôi vào nước với tỷ lệ 0,5% kẽm sunfat và 0,25% vôi rồi phun lên thân lá cây trồng. Nếu thiếu kẽm, cây sẽ trở lại xanh tốt bình thường sau 10 - 14 ngày kể từ khi phun. Những lá mới ra cũng có màu xanh và không có triệu chứng thiếu kẽm. Để việc phun kiểm tra có kết quả, cần phun ngay ở đầu vụ. Riêng đối với các cây thuộc họ hành tỏi không thích hợp với phương pháp này.

TT ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHCN BÌNH DƯƠNG

PHÂN BÓN KẼM VÀ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY TRỒNG
Kẽm là thành phần then chốt trong cung cấp dinh dưỡng cho đất và cây trồng. Tình trạng thiếu kẽm có thể là mối đe dọa lớn đối với sản lượng cây trồng....
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CAM QUÝT
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CAM QUÝT Giới thiệu một số giống cam, quýt được trồng phổ biến ở nước ta và kỹ thuật trồng và chăm sóc cam. I. Giới thi...