Thời tiết năm nay khá đặc biệt – Nam bộ không có mùa khô. Bình thường, trong các tháng cao điểm từ tháng 1 – 4 hàng năm, lượng mưa thường chỉ 25-35 mm/tháng, nhưng năm nay lượng mưa được ghi nhận cao hơn nhiều lần và rất mát mẻ. Thế nhưng đầu tháng 5 này, bầu không khí nắng nóng và oi nồng chủ đạo đã báo hiệu mùa mưa đến. GIẢM THẤT THOÁT PHÂN BÓN TRÊN LÚA Thông thường mùa mưa Nam bộ kéo dài 6 tháng, bắt đầu vào đầu tháng 5 đến hết tháng 10. Lượng mưa phân bổ không đều, thấp nhất là tháng 5 (từ 160-200 mm) tằng đần đến giữa tháng 8 thì giảm lại nhường chỗ cho hạn bà chằn sau đó mưa mạnh đạt đỉnh cao vào tháng 9 (từ 180-360 mm). Mưa tháng 5, tháng 6 không lớn, và vì mới trải qua mùa khô nên lượng nước mưa dư chảy tràn cũng chưa nhiều, nước lũ cũng chưa về. Tuy nhiên, với nhiệt độ cao nên sự thất thoát của phân bón cũng sẽ gia tăng. Sự mất mát phân bón chủ yếu xảy ra với phân đạm. Khi nhiệt độ cao thì sự hòa tan của phân đạm vào nước cũng xảy ra nhanh hơn, sự phân hủy của men ueaza cũng tăng tốc nên khả năng bay hơi sẽ cao. Bởi vậy cần lưu ý tuân thủ nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng loại, đúng liều lượng và đúng phương pháp). Không bón phân vào lúc nắng nóng, buổi sáng đợi cho lá lúa đã khô sương ( vỉ nếu còn ướt thì hạt phân sẽ dính lại tán lá lúa làm cho lá bị chảy), buổi chiều bắt đầu bón lúc chiều mát. Ngoài ra cũng cần lưu ý canh mực nước trong ruộng trong khoảng 5-10 cm, nếu sâu quá thì cần tháo bớt, nóng quá bơm thêm để tránh chỗ đất bị gò không đủ nước làm tan phân. Việc theo dõi dự báo thời tiết trong mùa mưa là rất quan trọng bởi ta có thể điều chỉnh thời điểm bón tối ưu nhất. Thông thường trong ruộng, lúa chỉ sử dụng được 45% phân đạm, 55% bị thất thoát bởi 4 con đường khác nhau là bốc hơi, chảy tràn, thẩm lậu và cỏ dại, vi sinh vật khác sử dụng. Trong số đạm bị thất thoát thì có đến ½ đạm thất thoát qua con đường bốc hơi do sự phân hủy của men ureaza. Trước khi có phát minh Agrotain, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều phương pháp như là bọc hạt đạm bằng lưu huỳnh, bọc dầu thoáng và bón dúi sâu…nhưng các phương pháp đó không phổ biến vì chỉ giảm được thất thoát 10-15%, trong lúc chi phí lớn. Năm 1997, Mỹ phát minh và là nước duy nhất trên thế giới sản xuất ra Agrotain và nhanh chóng được nhiều nước sử dụng. Năm 2008, Cty Cổ phần phân bón Bình Điền đã độc quyền nhập khẩu Agrotain để sản xuất nên Đạm hạt vàng 46A+, phân chuyên dùng cho lúa: Agrotain +TE lúa 1, Agrotain +TE lúa 2. Nhờ có Agrotain mà lượng đạm thất thoát qua con đường bốc hơi bị chặn lại, nhờ vậy mà sử dụng phân có Agrotain sẽ tiết kiệm được 25% lượng bón. Đến thời điểm hiện nay, chưa có phương pháp nào giảm thất thoát phân bón hiện quả như Agrotain. GIẢM THẤT THOÁT PHÂN BÓN VƯỜN CÂY ĂN QUẢ Khác với lúa, hầu hết các loại cây ăn quả đều sinh trưởng mạnh vào đầu mùa mưa. Bởi vậy cần tăng cường lượng bón để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây. Tuy nhiên để chống thất thoát và tăng cường hiệu quả phân bón vườn cây ăn quả, cần lưu ý mấy điểm sau: - Không bón chung phân vô cơ với phân hữu cơ. Phân vô cơ với hàm lượng NPK lớn nên khi trộn chung với phân hữu cơ sẽ giết chết các vi sinh vật rất tốt có trong phân hữu cơ. Mặt khác, khi bón như vậy thì phân hữu cơ sẽ sử dụng nhiều ôxy để vi sinh vật phát triển phân hủy các chất hữu cơ, làm cho rễ cây đã thiếu ôxy (do đất bị mưa choán hết không khí) lại càng thiếu trầm trọng. Bởi vậy, việc bón phân hữu cơ chỉ nên tiến hành vào đầu mùa khô, hoặc chí ít cũng phải trước 1-2 tháng. - Không vét bùn sình để bồi lên phân. Một số người lầm tưởng rằng dùng bùn bồi lên tán cây khi bón phân hóa học thì sẽ ngăn cản được mất mát. Điều này không nên, việc bồi bùn sình chỉ nên tiến hành vào đầu mùa khô mà cũng chỉ nên bồi một lớp mỏng, vì nếu lấy dày, sâu quá thì coi chừng xâm hại tới tần sinh phèn. Nếu có điều kiện thì có thể làm khô sình bùn trước rồi rải lên lấp phân mới bón mới có hiện quả. Việc bón phân viên NPK sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, giảm tỷ lệ thất thoát so với phân đơn. Các loại phân chuyên dùng cho cây ăn quả của Bình Điền chẳng những giảm thiểu thất thoát mà còn có nhiều trung vi lượng nên rất hiệu quả. - Việc bón phân vô cơ cũng cần chống lại sự rửa trôi bằng cách xới xáo nhẹ vườn trước lúc bón. Rất cần thiết bón thêm 500 kg vôi cho mỗi ha vì ngoài tác dụng giải phóng các dinh dưỡng bị keo đất giữ chặt, hóa giải các độc tố trong đất còn có ý nghĩa cung cấp canxi trực tiếp cho cây để cây sinh trưởng khỏe hơn, chất lượng trái ngon hơn. Với những vườn cây chuyên canh cây có giả trị kinh tế cao nên sử dụng bạt phủ che mưa gốc và tán cây, để nước mưa chảy xuống liếp ra ngoài. Về cuối mùa mưa cần chú ý đến mực nước thủy cấp, phải đảm bảo rằng mực nước ở mương phải thấp hơn mặt liếp 0,6 m . Khi mưa liên tục cần thiết phải đào rãnh phụ sâu 40-45 cm để dẫn nước mưa thoát nhanh từ liếp ra mương. Phải gia cố bờ bao, sên vét mương, máy bơm để sẵn sàng chống úng. Khắc phục hiện tượng thiếu vi lượng ở những vườn lâu năm bằng cách sử dụng các muối sun phát như là ZnSO4, CuSO4, MnSO4, FeSO4. Những hóa chất này đều có bán ngoài thị trường với giá rất rẻ, có thể hòa với nước để phun lên lá với liều lượng 2gr/l (32 gram/bình 16 lít). Tuy nhiên đấy là sự khuyến cáo chung chỉ có tính tham khảo. Để chắn ăn không bị phun nhiều quá gây cháy lá hoặc ít quá không áp phê thì nhà vườn phải tự tay thử với liều lượng tăng dần và quan sát phản ứng của cây sau 3 ngày. binhdien.com

Chất tạo màng bọc, chống thấm và rửa trôi phân bón

Thông tin sản phẩm

Công dụng:
  • Tiết kiệm nước tưới: giảm được 30 – 50 % số lần tưới hoặc lượng nước tưới và điều hòa độ ẩm trong đất.
  • Bổ sung dinh dưỡng cho cây, đặc biệt là Kali (~19%) vào thời kỳ trổ bông, tạo quả …
  • Khi được được phối trộn với các loại phân bón khác thì tăng được hiệu suất sử dụng và tiết kiệm một lượng phân bón đáng kể, vì GAM-Sorb có khả năng hấp thu và thải chậm phân bón.
  • Làm tăng độ nảy mầm và giảm tỷ lệ hư hại của hạt giống, cây giống, hom giống.
  • Có nguồn gốc từ tinh bột nên khi phân hủy sẽ tạo chất mùn, làm tơi xốp đất, tăng quá trình trao đổi khí trong đất, giúp rễ cây phát triển tốt, hoàn toàn thân thiện với môi trường.
  • Giúp người nông dân giảm công sức lao động
  • Giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản.
  • Làm giảm hiện tượng xói mòn của đất trong quá trình tưới nước.
  • Ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh lây lan vào cây trồng qua việc tưới nước.

STT

CHỈ TIÊU

ĐV tính

Mức chất lượng

Phương pháp thử

01

K2O

%

19

TCVN 5815:2001

02

Khối lượng giảm trong đất Sau 9 tháng

%

85

Cân tỷ trọng

03

Tỷ lệ tinh bột sắn/poly

( Axit Acrylic )

1/1

04

Độ trương trong nước loại Ion

g/g

200

Cân thể tích

05

Kích thước hạt

mm

0,3-0,7 và 1-3

06

pH tại độ trương

6,8-7

Máy đo pH

Xuất xứ

  • Năm 2002, ứng dụng công nghệ sản xuất vật liệu siêu hấp thụ nước của Mỹ trên cơ sở sử dụng các phương tiện và thiết bị của Việt Nam.
  • Năm 2004, sản xuất thử thành công và tiến hành sử dụng khảo nghiệm tại Trung tâm CGTB Kỹ thuật – Viện KHKT Nông nghiệp Miền Nam.
  • Năm 2006, được Bộ Nông nghiệp & PTNT cấp phép số 1247 QĐ/BNN-KHCN ngày 28/4/2006 về Giải pháp kỹ thuật mới và số 55/2006/QĐ-BNN ngày 24/7/2006 Bổ sung danh mục phân bón được phép sàn xuất và sử dụng tại Việt Nam.
  • Công bố chất lượng số TCCS : VINAGAMMA HCM 01/08

Tiêu chuẩn kỹ thuật

  • Thành phần: Tinh bột, Polyacrylate, K2O
  • Độ hấp thu nước (lần): ~200
  • Độ ẩm (%): ~10
  • pH (tại độ trương 100g/g): 6.8 – 7.0
  • Hàm lượng K2O (%): ~19
  • Thời gian phân hủy trong đất: từ 9 – 12 tháng

Cơ chế hoạt động

  • Khi gặp nước thì trương nở ngậm nước, sau đó nhả chậm cho cây hấp thụ, giúp điều hòa độ ẩm của đất.
  • Là Polyme sinh học nên có thể phân hủy hoàn toàn trong đất tạo mùn bổ sung cơ lý cho đất.
  • Không có xung đột với các loại phân khác. Sử dụng hiệu quả nhất với phân hữu cơ, vi sinh.

Hiệu quả

  • Tiết kiệm nước tưới: giảm được 30 – 50 % số lần tưới hoặc lượng nước tưới và điều hòa độ ẩm trong đất.
  • Bổ sung dinh dưỡng cho cây, đặc biệt là Kali (~19%) vào thời kỳ trổ bông, tạo quả …
  • Khi được được phối trộn với các loại phân bón khác thì tăng được hiệu suất sử dụng và tiết kiệm một lượng phân bón đáng kể, vì GAM-Sorb có khả năng hấp thu và thải chậm phân bón.
  • Làm tăng độ nảy mầm và giảm tỷ lệ tử vong của hạt giống, cây giống, hom giống.
  • Có nguồn gốc từ tinh bột nên khi phân hủy sẽ tạo chất mùn, làm tơi xốp đất, tăng quá trình trao đổi khí trong đất, giúp rễ cây phát triển tốt, hoàn toàn thân thiện với môi trường.
  • Giúp người nông dân giảm công sức lao động.
  • Giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản.
  • Làm giảm hiện tượng xói mòn của đất trong quá trình tưới nước.
  • Ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh lây lan vào cây trồng qua việc tưới nước.
  • Phá váng đất khi tưới bồn, phân hủy hết thành mùn tạo độ tơi xốp cho đất giúp cây trồng trao đổi khí tốt hơn.

Nguyên tắc sử dụng

  • Tùy tình hình thổ nhưỡng để có liều lượng sử dụng thích hợp (Trung bình từ 45 – 60 kg/ha).
  • Có thể sử dụng cho mọi loại cây trồng và các biện pháp canh tác.
  • Sử dụng chung với các loại phân khác. Hiệu quả cao khi sử dụng chung với các loại phân hữu cơ, vi sinh.
  • Nên chôn lấp hoặc phủ kín, tránh tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời. Độ sâu thích hợp cho từng loại cây, trung bình từ 10 – 30 cm.
liên hệ: dong.nguyen@dpcc.biz
Xu hướng tìm kiếm: BỚT THẤT THOÁT PHÂN BÓN MÙA MƯA
Tự làm phân hữu cơ sinh học bằng chế phẩm sinh học bima
Nhu cầu sử dụng phân hữu cơ cho trồng trọt rất lớn, để giảm chi phí, bà con nông dân có thể tận dụng chất thải làm phân. Đó là giải pháp tiết kiệm đán...
Một số giải pháp chống hạn cho cây trồng trong mùa khô
Giải pháp chống hạn cho cây trồng trong mùa khô Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để thích ứng với điều kiện thời tiết khô hạn trong giai đoạn h...