GIẢI CỨU VƯỜN XOÀI KHỎI SÙNG ĐỤC THÂN

Xoài là loại cây ăn trái dễ trồng, dễ chăm sóc, thời gian thu hoạch dài nên được nhiều nhà vườn lựa chọn làm đối tượng cây trồng chính. Hiện nay, diện tích trồng xoài ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung đang có xu hướng tăng dần. Tuy nhiên, tình hình dịch hại trên loại cây này cũng ngày càng diễn biến phức tạp. Trong đó, sùng đục thân xoài là đối tượng dịch hại khiến nhiều nhà vườn lo lắng. Xuất phát từ nhu cầu thiết thực trên, bộ phận Kỹ thuật Tổng công ty VI DAN xin chia sẻ cùng quý bà con trồng xoài một số thông tin và biện pháp phòng trừ hiệu quả loài sùng đục thân như sau: 1. Đặc điểm sinh học và cách gây hại của Sùng đục thân xen toc Xén tóc là dạng trưởng thành của sùng đục thân xoài. - Đặc điểm sinh học: Thành trùng (trưởng thành của sùng đục thân xoài) hay còn gọi là Xén tóc, thân có màu đỏ nâu, chân cũng có màu đỏ nhưng phần đầu của đốt đùi và phần cuối của đốt chày lại có màu đen. Đầu có râu cứng phân đốt rất dài (dài hơn chiều dài cơ thể), cơ thể dài 2,5 - 3cm. Toàn cơ thể phủ lông màu xám rất ngắn. Xén tóc đẻ trứng rải rác trong các vết nứt, vết thương quanh thân cây. Trứng dạng tròn, màu trắng. Sau 2-3 ngày trứng sẽ nở thành ấu trùng. Ấu trùng dạng không chân, đầu nhỏ, cơ thể dài, màu trắng sữa. Ấu trùng có thể sống rất lâu, khoảng 7-8 tháng ngay trong thân cây. Lúc mới nở, ấu trùng rất yếu ớt nhưng khoảng một tuần sau trở nên cứng cáp, linh động. Đây cũng là lúc ấu trùng (sùng) bắt đầu tấn công thân cây. xoai10 Hình dạng của sùng đich thân xoài. - Đặc điểm gây hại: Sùng đào đường hầm xuyên qua lớp vỏ cứng của thân cây để tìm lớp mô mềm phía dưới vỏ cây. Đây là nguồn thức ăn chính của sùng. Sùng đục rất nhiều đường trong quá trình phát triển. Đường đục sẽ lớn dần theo tuổi của ấu trùng. Trường hợp có nhiều ấu trùng gây hại trên cùng một cây thì cây nhanh chóng suy kiệt. Chính vì vậy, bà con nhà vườn cần thường xuyên theo dõi vườn cây.Khi phát hiệnvết đục trên thân cây, lỗ đục có mạt gỗ, đục thành đường hầm dài, phân đùn ra ngoài, chảy nhựa trên thân cây tức là sùng bên trong đang gây hại khá nặng và có khả năng gây chết cây. sung duc than Đặc điểm gây hại của sùng đục thân trên thân xoài. 2. Biện pháp phòng trừ a. Biện pháp phòng: - Thăm vườn thường xuyên, cắt bỏ, tiêu hủy cành vượt, cành bệnh, cành đã mang trái năm trước... Những cành bị sâu đục không được chất đống trong vườn vì sẽ tạo điều kiện cho sâu sinh sôi và phát triển. - Không gây ra vết thương cơ giới trên vỏ thân cây (chặt, băm, lột vỏ... để ức chế sinh trưởng, kích cây ra hoa) vì sẽ tạo điều kiện cho xén tóc đẻ trứng. - Xén tóc chỉ xuất hiện rộ vào thời điểm đẻ trứng và lúc đêm tối. Xén tóc thường bị thu hút bởi ánh sáng đèn nên có thể sử dụng bẫy đèn vào đầu mùa mưa (sau khi thành trùng vừa trưởng thành). - Pha hỗn hợp vôi, lưu huỳnh, nước (tỷ lệ 10:1:40) quét quanh thân cây từ chảng 3 trở xuống (hoặc từ mặt đất lên 3 mét). Đợi hỗn hợp thấm vào cây, dùng đất sét trét che đậy thân cây không để xén tóc đẻ trứng và diệt cả trứng. b. Biện pháp trừ: Khi phát hiện lỗ đục, nhà vườn nên dùng vật sắc, nhọn, nhỏ gọn (dao, tuốc nơ vít...) khoét ngay lỗ đục. Sử dụng dây kẽm cứng, dây thắng xe đạp... soi dọc theo đường đục. + Cách 1: Dùng bông gòn thấm thuốc trừ sâu nhét sâu vào lỗ đục và dùng đất sét trám kín thân cây từ chảng 3 trở xuống (hoặc từ mặt đất lên 3 mét), phải trám dày miệng lỗ đục. + Cách 2: Dùng Lân cao năng (VD LÂN 86%) có tính thấm hút đa chiều, pha đặc quét hoặc dùng bơm tiêm trực tiếp vào vết thương miệng lỗ đục, trét đất sét. Đây là biện pháp khá đặc biệt được khuyến cáo sử dụng ở nhiều nước trên thế giới, bởi Lân cao năng vừa có tính phòng trừ các loại sâu đục thân, nấm bệnh, lại vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây. + Cách 3: Pha thuốc trừ sâu dạng đậm đặc, phun 2 lần cách nhau 7 ngày, phun ướt đều vỏ thân cây từ mặt đất lên cao 2 - 3m (tùy tuổi cây, chiều cao cây). + Cách 4: Rải thuốc trừ sâu dạng hạt vào trong đường đục, trám đất sét. Những loại thuốc trừ sâu sử dụng phải có tính lưu dẫn, xông hơi mạnh như: Padan 50SP, Mappy 48EC, Basudin 50ND, Marshal 200SC, Pyrinex 20EC, Pegasus 500SC... Những dạng thuốc rải: Basudin 10H, Furadan 3H, Regent 800WG... Trong quá trình tìm, phá lỗ đục, soi đường đục sẽ tạo ra nhiều vết thương cơ giới nên quét thuốc gốc đồng (VD ĐỒNG ĐỎ) để phòng bệnh tấn công. 10435211 * Lưu ý: Trong quá trình diệt sùng đục thân, bà con nhà vườn sử dụng thuốc trừ sâu đặc tính mạnh nên phải đảm bảo thời gian cách ly an toàn khi thu hoạch để hạn chế dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trên nông sản và không ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Với những biện pháp trên, Tổng Công ty VI DAN hy vọng quý nhà vườn sẽ có được sự lựa chọn tốt nhất cho việc phòng trừ sùng đục thân trên cây xoài. KS Nguyễn Thị Thao Bộ phận Kỹ thuật Nông nghiệp - Tổng công ty VI DAN

Thông tin sản phẩm

Bột lưu huỳnh (Sulphur powder) Lưu huỳnh (S): 99,9% Nhập khẩu từ Hàn Quốc (Import from Korea) Bao 25kg
Vai trò của lưu huỳnh trong dinh dưỡng cây trồng
Trong số 20 nguyên tố cơ bản nêu trên thì có 3 nguyên tố C, H, O được cây trồng hấp thu từ quá trình quang hợp, còn lại 17 nguyên tố cây hấp thu qua rễ và được chia thành 3 nhóm chính là: Đa lượng, trung lượng và vi lượng. Nếu N, P, K là các nguyên tố đa lượng, thì Ca, Mg, S, Si là các nguyên tố trung lượng, các nguyên tố vi lượng bao gồm: Fe, Cu, Zn, Cl, Na, Bo, Mn, Co. Trong các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng thì lưu huỳnh (S) là nguyên tố có vai trò rất quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
1.Vai trò của lưu huỳnh đối với cây trồng – Tổng hàm lượng S trong các cây trồng khác nhau, khoảng 0,2 đến 0,5% tổng lượng chất khô. Thứ tự sắp xếp các loài cây chứa S như sau: Gramineae (họ hòa thảo) < Legumes (họ đậu) < Cruciferae (họ hoa thập). S tham gia trong các quá trình biến đổi chất của cây như: Quang hợp, hình thành đường và tinh bột, amino axit và protein.
Đại biểu tham quan mô hình sử dụng phân bón NPK Lâm Thao.
Đại biểu tham quan mô hình sử dụng phân bón.
– Khác với Ca và Mg 2 nguyên tố cây trồng lấy đi ở dạng cation, S được hấp thu cơ bản ở dạng anion sunphat (SO42-). S có thể xâm nhập vào lá cây từ không khí ở dạng khí sunphur dioxit (SO2). S là một phần của tất cả các tế bào và tham gia cấu thành 2 trong 21 amino axit để tổng hợp protein. – Các chức năng khác của S trong cây như sau: * Giúp tăng cường hoạt động của enzim và vitamin; * Thúc đẩy hình thành nốt sần để cố định N ở các cây họ Đậu; * Trợ giúp sản xuất giống; * Cần thiết cho hoạt động của diệp lục (clorophyl) để hấp thu năng lượng ánh sáng mặc dù không là bộ phận cấu thành clorophyl; trong quá trình quang hợp S cần thiết để hấp thu CO2 để tạo thành đường có sự hoạt động của coenzim có chứa S. Đường là sản phẩm tổng hợp đầu tiên của quá trình quang hợp nhưng quá trình hình thành này xảy ra dưới tác động trực tiếp của S và đường – đây là quá trình hình thành tinh bột trong cây. * Tham gia trong một số hợp chất hữu cơ để cho đặc tính riêng của cây tỏi, hành, mù tạc. * Tham gia quá trình hình thành dầu. S là nguyên tố tham gia cấu trúc của các coenzim và các vitamin B và H. Vitamin H (biotin) cùng với tổ hợp các enzim để hình thành 3 coenzym chứa S. Các coenzyme này rất cần thiết để tổng hợp các axit béo trong cây. Hiệu lực của S để tăng hàm lượng dầu trong hạt của một số cây như sau: Lạc tăng 11,3%, mù tạc – 6,0%, vừng – 2,9%, đậu tương -9,2% và hướng dương – 3,8%. 2. Lưu huỳnh trong đất: – S trong đất về tổng quát có nguồn gốc từ khoáng nguyên sinh pyrit (FeS2) và bị phân huỷ theo thời gian hình thành đất bằng phản ứng ôxy hoá. – Tổng hàm lượng lưu huỳnh trong đất biến động rất lớn, từ 20 kg đến 20.000kg trong 1ha. – Lưu huỳnh trong đất dưới dạng sunphat, sunphit hoặc thành phần các chất hữu cơ. Trong tổng hàm lượng lưu huỳnh thì lưu huỳnh dạng hữu cơ chiếm khoảng 90%, còn lại 10% dạng vô cơ, trong đó 50% dạng vô cơ ở trong dung dịch đất. – Khi phân huỷ các chất hữu cơ, thì quá trình ôxy hoá sunphit sẽ tạo thành sunphat- dạng hợp chất bền vững nhất trong số các hợp chất chứa lưu huỳnh, trõ FeSO4. – Vì là anion hoá trị 2 nên SO42- không gắn kết với sét đất và bề mặt các chất hữu cơ, trừ một số trường hợp đặc biệt. Sunphat, đặc biệt là K, Na, Mg hoà tan tốt trong nước, dễ bị rửa trôi và ít bị đất hấp thu dưới dạng SO42-. Như vậy, SO42- tích luỹ trong đất ở tầng lớp đất dưới và thích ứng với các cây có rễ ăn sâu. – Ở vùng khô cằn sunphat Ca, Mg, K và Na là các dạng lưu huỳnh vô cơ chủ yếu. – Phần lớn lưu huỳnh trong đất ở vùng nhiệt đới ẩm ở dạng các hợp chất hữu cơ. Thông qua sự biến đổi sinh học, tương tự như N, thì sunphat và hợp chất sunphat được tạo thành và thích hợp cho cây trồng. – Hiện tượng thiếu lưu huỳnh trong đất do một số yếu tố sau: * Năng suất cây trồng tăng và lấy đi từ đất một lượng lớn S. * Tăng lượng phân bón cho cây trong khi phân bón vào không chứa hoặc chứa ít S. * Ô nhiễm không khí do S thấp do giảm sử dụng xăng dầu chứa S và cải tiến kỹ thuật loại bỏ S từ khí thải của các ống khói cao. * Giảm sử dụng các thuốc trừ sâu, bệnh chứa S. * Giữ S bất động trong các chất hữu cơ do ngăn chặn biện pháp làm đất. * Tăng trình độ hiểu biết về cần sử dụng S để nâng cao năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. 3. Các loại phân bón chứa lưu huỳnh: – Lượng hữu cơ trong đất là nguồn lưu huỳnh đầu tiên cung cấp cho cây. Hơn 95% lưu huỳnh trong đất ở dạng hữu cơ (đã đề cập ở trên). Các nguồn vật liệu tự nhiên khác là: phân chuồng, nước tưới và không khí. * Phân chuồng chứa S ở mức 0,02-0,3% và thay đổi tuỳ theo các loài động vật, phương pháp thu giữ, bảo quản và sử dụng phân chuồng… * Sunphit dioxit và các khí tự nhiên theo mưa hoặc tuyết có thể cung cấp tới 22kg S/ha/năm, thậm chí cao hơn nữa ở các nước công nghiệp phát triển. Khi nước tưới có ion sunphat SO42- trên 5 ppm thì có thể hạn chế hiện tượng thiếu lưu huỳnh trong đất. – Các loại phân bón chứa lưu huỳnh chủ yếu ở dạng sunphat (bảng 1). – Lưu huỳnh nguyên tố chứa lượng S không tan trong nước nên phải ôxy hoá thành dạng sunphat trước khi cây trồng hấp thu. Vi khuẩn ôxy hoá lưu huỳnh trong đất hoạt động mạnh ở những điều kiện sau: * Nhiệt độ đất ấm. * Đủ ẩm độ đất. * Đất thoáng khí. * Kích thước hạt nhỏ.
Theo TS. Bùi Huy Hiền (TS. Bùi Huy Hiền)

Thông tin sản phẩm

Bentonite sodium Bentonite độ nhớt thấp, được sử dụng làm dung dịch khoan thăm dò địa chất, khoan giếng, làm vữa bơm phụt xử lý địa chất công trình, vữa chống thấm cho các công trình thủy lợi, làm phụ gia khuôn đúc, thức ăn chăn nuôi,….
  • Đóng gói:Sản phẩm được đóng trong bao PP có tráng PE, khối lượng tịnh 25kg; hoặc bao Jumbo 1000 kg;
Có thể đóng gói theo yêu cầu của khách hàng.
  • Hình thức thanh toán:bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trước khi giao hàng.
  • Số lượng đặt hàng:tối thiểu 1,0 tấn.
TÍNH CHẤT VẬT LÝ TIÊU BIỂU TYPICAL PHYSICAL PROPERTIES
CHỈ TIÊU Property ĐVT Unit GIÁ TRỊ ĐẠT ĐƯỢCBentonite Score
· Dạng vật lý Physical Form Bột Powder
· Khối lượng thể tích Bulk Density Tons/m3 0.7
· Độ ẩm Moisture Content % 11
· Tỷ lệ sót sàng 200 mesh(0.075mm) Wet screen analysis % 1.0
· Giới hạn dẻo Plastic Limit % 38
TÍNH CHẤT HÓA HỌC TIÊU BIỂU TYPICAL CHEMICAL PROPERTIES 
CHỈ TIÊU Property ĐVT Unit GIÁ TRỊ ĐẠT ĐƯỢC Bentonite Score
· SiO2 % 53.80
· TiO2 % 0.87
· Al2O3 % 18.2
· Fe2O3 % 9.0
· Na2O % 1.5
· K2O % 1.00
· MgO % 0.85
· CaO % 0.70
· LOI (Mất khi nung) % 14.70
· CEC (Dung lượng trao đổi cation) meq/100g 50
TÍNH CHẤT HUYỀN PHÙ TIÊU BIỂU TYPICAL SUSPENSION PROPERTIES 
CHỈ TIÊU Property ĐVT Unit GIÁ TRỊ ĐẠT ĐƯỢC Bentonite Score
· Độ nhớt Marsh Viscosity 700/500 sec 20
· Tỷ trọng  Density g/cm3 1.03
· Độ trương nở  Swelling ml/2g 20
· Độ pH  pH value 9
· Tỷ lệ dung dịch  Suspension ratio kg/m3 60
Bentonite là loại sét khoáng có tính trương nở và có độ nhớt cao chủ yếu được hình thành bởi đất sét bentonite. Đặc trưng của bentonite là sự tạo thành lớp màng bùn bảo vệ bề mặt vách hố khoan tạo nên tính ổn định cho thành hố, hiệu quả của việc sử dụng phương pháp bentonite là việc ngăn ngừa sự lắng mùn qua thời gian của đáy hố công trình. Khi đổ đầy dung dịch bentonite vào hố khoan phải đảm bảo  dung dịch Bentonite luôn ở mức cao hơn cao trình mực nước ngầm khoảng từ 1 đến 2m nhằm tạo áp lực cho dung dịch bentonite ngấm vào thành xung quanh hố khoan. Bột bentonite khi trộn với nước sẽ tạo thành một dung dịch có tác dụng giữ vững thành hố. Tập kết bentonite đến công trường ở dạng bột và được bảo quản trong điều kiện khô thoáng, trộn bentonite bằng máy trộn tốc độ vòng quay cao, chứa dung dịch bentonite trong các silo chờ trương nở từ 5 – 6 tiếng mới đưa vào sử dụng trong khoan cọc nhồi. Khi hố khoan đã đổ đầy dung dịch bentonite, áp lực bentonite cao hơn áp lực nước ngầm sẽ tạo ra xu hướng là bentonite thấm vào lớp đất vách hố khoan. Nhờ các hạt sét huyền phù trong dung dịch bentonite tạo nên sự kết đông kết nhanh chóng, lớp màng này sẽ tạo nên lớp ‘vỏ’ ngăn cách nước thấm vào từ bên ngoài hố khoan làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình khoan. Bentonite được sử dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, môi trường, làm chất độn tăng cường khoáng chất trong chế biến và sản xuất thức ăn gia súc. Trong môi trường: Bentonite giúp cải tạo đất và tăng khả năng giữ ẩm cho đất vào mùa khô. Ngoài ra, bentonite còn làm tăng độ bền cơ học, tăng tính dẻo và làm cho cấu trúc đất tăng tính trương và giữ được dưỡng chất cần thiết trong đất; hạn chế hoặc chống lại sự rửa trôi các chất dinh dưỡng về mùa mưa… Nông nghiệp: Bentonite được dùng rất phổ biến trong chế biến TACN, giúp hấp thu độc tố và tạo sự kết dính trong vo viên (binder) với giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các chất kết dính khác. Bentonite còn được dùng để chế biến các loại phân bón vi sinh, phân bón hữu cơ hay các loại phân bón khoáng.

Thông tin sản phẩm

THUỐC TRỪ SÂU ĂN TẠP EXIN 2.0 SC – SAT Không có văn bản thay thế tự động nào. DÀNH CHO CÁC LOẠI CÂY : – Tất cả các loại cây trồng   THÀNH PHẦN :    – Hoạt chất: Salicylic Acid 2% – Quy cách: Chai 100ml x 100 chai/ thùng – Hạn sử dụng : 2 năm kể từ ngày sản xuất ĐẶC TÍNH SẢN PHẨM :     – Chuyên trị các loại sâu ăn tạp trên lúa và rau như: sâu cuốn lá, sâu khoan, sâu xanh da láng v.v…. – Hoàn toàn không độc cho người sử dụng và môi trường – Không cần thời gian cách ly – Hiệu lực kéo dài HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG : – ĐỐI VỚI LÚA : + Dùng từ 1 -1.5 lít thuốc, pha loãng với 400 – 600 lít nước phun cho 1 ha. +Pha 100 ml với 25 lít nước + Để phòng và trị sâu cuốn lá và sâu đục thân hiệu quả triệt để: đối với giống lúa 110-120 ngày nên chia làm 2 giai đoạn phun – Phun lần 1: khi lúa được 40- 45 ngày kể từ khi sạ –  Phun lần 2 : khi lúa khoảng ngày thứ 60 + Nên phun thuốc này sau mỗi lần phun thuốc phòng trị bệnh/ rầy từ 1 – 2 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. – ĐỐI VỚI CÁC CÂY TRỒNG KHÁC : + Tiến hành phun ngay khi phát hiện thấy sâu non + Nên phun thuốc này sau mỗi lần phun thuốc phòng trị bệnh/ rầy từ 1 – 2 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất Trường hợp sâu đục thân xuất hiện trên cây ăn trái và cây lâu năm + Khoét rãnh tròn quanh gốc, cách gốc khoảng 30 cm, pha thước rồi đổ vào rãnh; + Lần thứ 1 và lần thứ 2 : pha 100 ml thuốc với 12 lít nước, đổ thuốc giữa 2 lần cách nhau 7 ngày; + Lần thứ 3: pha 100 ml thuốc với 25 lít nước, đổ thuốc cách lần thứ 2 khoảng 15 ngày; + Đối với cây lớn cần đổ khoảng 2 lít nước/ cây, cây nhỏ cần đổ 1 lít/ cây LƯU Ý KHI SỬ DỤNG :    – Lắc đều chai thuốc trước khi sử dụng; – Phun trực tiếp vào sâu lúc sáng sớm hoặc chiều mát; – Phun ngay khi sâu non chớm xuất hiện; – Không pha chung với các loại thuốc nông dược khác

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

nong-trang-xanh-1 CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ XNK NÔNG TRANG XANH GREENFARM  IMPORT  EXPORT INVESTMENT CONSULTANT JOINT STOCK COMPANY Tên công ty viết tắt: GREENFARM JSC
  • Địa chỉ VP: 33T2 (251/33) Dương Bá Trạc, P.1, Q.8, TP.HCM
  • VP Gò Vấp: 105/16/18 Nguyễn Tư Giãn, P.12, Q. Gò Vấp
  • Hotline: 0903.865.035 – 0915.45.18.15
  • Email: dong.nguyen@dpcc.biz
  • Website: http://www.nongtrangxanh.net – www.greenfarmjsc.com
Các món ăn từ vịt trời
Các món ăn từ vịt trời Nhắc đến Vịt thì không còn quá xa lạ. Nhưng những món ăn từ  vịt trời không phải lúc nào cũng được thưởng thức dễ dàng. Món ngo...
Liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản sạch
Liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản sạch Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Vĩnh Phúc vừa tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông n...