Hướng dẫn sử dụng phân bón Vi lượng Mangan Cây trồng hút mangan ở dạng ion Mangan hóa trị 2 Mn2+ và dưới dạng các phức hợp hữu cơ có chứa mangan. Cây không sử dụng mangan hóa trị bốn Mn4+. Mangan là thành phần của các hệ thống men (enzyme) trong cây. Nó hoạt hóa một số phản ứng trao đổi chất quan trọng trong cây và có vai trò trực tiếp trong quang hợp, bằng cách hỗ trợ sự tổng hợp Diệp lục. Mangan tăng cường sự chín và sự nẩy mầm của hạt khi nó làm tăng sự hữu dụng của Lân và Canxi. *Vai trò của phân bón Vi lượng Mangan (Mn): Mangan ảnh hưởng đến các quá trinh sinh lý sinh hóa của cây trồng sau đây: Quá trình dinh dưỡng khoáng (sự hút dinh dưỡng, sự cố định đạm, sự khử nitrat) quá trình hô hấp (sự oxy hóa, chu trình Krep), quá trình quang hợp (sự khử CO2), quá trình tổng hợp chất hữu cơ (tổn hợp gluxit, axit nucleic và các chất điều hòa sinh trưởng), quá trình vận chuyển, sự thoát hơi nước và sự chuyển hóa gluxit, sự sinh trưởng và phát triển (nảy mầm, tạo thân và ra hoa kết quả) sự chống chịu hạn của cây. Mn ảnh hưởng đến sự tổng hợp nhiều loại chất như đường bột, hợp chất có đạm, các axit hữu cơ, sắc tố, vitamin, auxin và các men. Mn có vai trò rất quan trọng trong sự hình thành diệp lục và xúc tiến sự hoạt động của nhiều loại men. Người ta nhận xét thấy nhiều trường hợp mangan rất điển hình: trên đất trồng rau tưới bằng cống rãnh, trên các ruộng trồng cây hòa thảo được bón nhiều vôi. Hiện tượng thiếu mangan ít khi biểu hiện ở đất chua và trồng lúa yếm khí mà thường biểu hiện ở đất kiềm, đất chua sau khi bón vôi, đất khoáng khí và đất giàu hữu cơ. Trên các loại đất này ion Mn ở dạng hóa trị 3 và hóa trị 4 khó hòa tan hoặc kết hợp với các chất hữu cơ tạo thành hợp chất khó hòa tan. Trong điều kiện kiềm, Mn sau khi hút được còn có thể chuyển sang dạng oxy hóa và kết đọng trong các mạch dẫn. Cũng vì mangan rất ít di động, nên hiện tượng thiếu mangan thường có biểu hiện trước tiên ở các là non. Ở cây lá rộng, bản lá vàng còn có các gân lá vẫn giữ màu xanh. Ở cây hòa thảo hiện tượng này cũng xuất hiện nhưng không rõ ràng. Cũng cần lưu ý rằng nhu cầu của cây trồng về mangan không có và hiện tượng độc do thừa mangan thường xuất hiện phổ biến hơn sự thiếu mangan. Hiện tượng này thường xuất hiện ở các vùng đất phèn và đi đôi với độc sắt, đất chua trũng yếm khí. Sự thiếu hay thừa Mn làm giảm lượng vitamin C trong cải bắp. Khi bón nhiều vôi hàm lượng mangan trong cỏ giảm làm cho gia súc ăn cỏ giảm khả năng động dục, tỉ lệ cừu có chửa giảm hẳn. * Các nguyên liệu để sản xuất phân bón Vi lượng Mangan Có 2 loại nguyên liệu có thế sản xuất phân bón vi lượng mangan, loại tan trong nước ở dạng bột và viên có mangan sunfat (MnSO4.4H2O) chứa 24% Mn, mangan clorua (MnCl2) có chứa 17% Mn, mangan phức (MnCO3) có chứa 31% Mn. Các loại này có thể dùng để phối hợp các loại phân đa lượng để tạo thành các loại phân phức hợp có chứa mangan. Thông thường người ta sản xuất các loại lân có chứa mangan, phân NP và NPK có chứa mangan. Tỷ lệ mangan trong phân thay đổi tùy theo loại cây trồng và đất. Đưa Mn kết hợp với lân trong các loại lân nung chảy là biện pháp tạo lại phân lân có chứa mangan ở dạng tan trong axit xitric có hiệu quả. * Sử dụng phân bón vi lượng có Mangan. Trong trường hợp cấp bách hiện tượng thiếu mangan có thể được chữa bằng cách phun dịch mangan sufat 0,5-1% với lượng 600 lit/ha tức là 3-6kg phun từ 1 đến 2 lần. Bón phân có chứa mangan là biện pháp khó thực hiện. Các loại đất quá giàu hữu cơ, háo khí thường thiếu mangan do Mn bị chuyển thành dạng khó tiêu. Bón Mn dễ tiêu cho các loại đất này phải dùng đến 500 kg/ha trở lên mà hiệu lực vẫn không duy trì được đến năm sau. Trong những trường hợp này, nên dùng Mn trong xỉ lò cao, trong các loại phân lân nung chảy. Các loại phân có chứa mangan tan trong axit citric không tan trong nước như MnO và MnCO3 trong trường hợp này có hiệu lực hơn các loại Mn tan trong nước. Độ chua của đất, mức độ yếm khí của đất có thể tăng lượng Mn dễ hòa an đến mức mức gây độc. Hiện tượng này thường gặp ở các vùng đất ven biển chua, đất phèn và đất đồi quá chua. Để khử độc Mn, biện pháp đơn giản nhất là bón vôi và thoát tiêu nước làm cho đất được khô. theo tpc.net.vn

Thông tin sản phẩm

Phân bón Vi lượng mangan chelate Thành phần: Mn = 10 – 13% Tên hóa học: Ethylenediaminetetraacetic acid, manganese disodium complex EDTA-MnNa2 Công thức phân tử: C10H12N2O8MnNa2 Khối lượng phân tử: 389,1 pH = 6 – 8 Tính chất: Dạng bột màu trắng sáng, hòa tan tốt và ổn định trong nước, độ hòa tan trong nước 99,97% Đóng gói: Trong bao (20kg) 25 kg hoặc trong hộp các tông với túi polyethylene bên trong. Sử dụng: Trong nông nghiệp và rau quả cho đất hoặc các ứng dụng thức ăn trên lá. Tác dụng của vi lượng Mangan đối với cây trồng: + Xúc tác trong một số phản ứng enzym và sinh lý trong cây, là một thành phần của pyruvate carboxylasaza. + Liên quan đến quá trình hô hấp của cây. + Hoạt hóa các enzym liên quan đến sự chuyển hóa đạm và sự tổng hợp diệp lục tố. + Kiểm soát thế oxyhóa- khử trong tế bào ở các pha sáng và tối. nong-trang-xanh-1 CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ XNK NÔNG TRANG XANH GREENFARM  IMPORT  EXPORT INVESTMENT CONSULTANT JOINT STOCK COMPANY Tên công ty viết tắt:GREENFARM JSC
Phòng và trị một số bệnh cá nuôi trong giai đoạn giao mùa
Phòng và trị một số bệnh cá nuôi trong giai đoạn giao mùa Hằng năm, vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là vào mùa mưa, môi trường nước thay đổi đột ngột...
Kỹ thuật bón lót phân trước khi gieo sạ (giảm 30-50% chi phí sx)
Kỹ thuật bón lót phân trước khi gieo sạ Sản xuất lúa nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung hiện nay chiếm phần lớn trong hoạt động kinh tế cả nư...