Kỹ thuật mới trong việc phân giải cellulose làm nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học

Trong bối cảnh các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt, sự ra đời của nhiên liệu sinh học là một giải pháp quan trọng, góp phần giải quyết vấn đề an ninh năng lượng ở mỗi quốc gia. Nhiên liệu sinh học là những nhiên liệu được sản xuất từ những thành phần của cơ thể sinh vật, điển hình nhất là việc sản xuất ethanol sinh học (bioethanol) và diesel sinh học (biodiesel) từ các loại thực vật.
Nó phân biệt với các loại xăng dầu truyền thống là những nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch. Ethanol sinh học và diesel sinh học cũng có thể được pha trộn trực tiếp vào xăng dầu để chạy cho động cơ xe cộ. Mỹ và Brazil là những quốc gia đi đầu trong việc sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học. Theo Hiệp hội các nguồn nhiên liệu tái tạo (Renewable Fuels Association – RFA), năm 2011, Mỹ và Brazil lần lượt sản xuất được 52,6 và 21,1 tỷ lít ethanol sinh học, chiếm tổng cộng trên 87% sản lượng ethanol sinh học trên toàn thế giới. Nhiên liệu sinh học ban đầu được sản xuất từ ngũ cốc hay mía đường – các sản phẩm giàu tinh bột và các loại đường đơn giản và dễ được lên men thành ethanol. Nhiên liệu sinh học được sản xuất nhờ những nguồn nguyên liệu như trên được gọi là nhiên liệu sinh học thế hệ một (first-generation biofuels). Việc sản xuất từ những nguồn nguyên liệu này dễ thực hiện do các phân tử tinh bột dễ được phân cắt và lên men. Tuy nhiên, những nguồn nguyên liệu kể trên cũng đồng thời là thức ăn cho người và vật nuôi. Do những những lo ngại xung quanh vấn đề về an ninh lương thực, đặc biết là sự thiếu hụt lương thực còn dai dẳng ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các quốc gia châu Phi, việc sản xuất ethanol từ các loại nguyên liệu này vấp phải sự phản đối gay gắt của dư luận ở nhiều nơi. Gần đây, nhiên liệu sinh học bắt đầu được nghiên cứu và sản xuất dựa trên những nguồn nguyên liệu phi lương thực khác, điển hình là cellulose. Cellulose là thành phần phổ biến trong thân cây, rơm rạ… và không được sử dụng làm lương thực nên việc sản xuất nhiên liệu sinh học từ cellulose tránh khỏi những phản đối của dư luận. Nhiên liệu sinh học từ cellulose được gọi là nhiên liệu sinh học thế hệ hai (second-generation biofuels). Tuy nhiên, cellulose có cấu trúc phức tạp và bền vững. Sự phân cắt cellulose thành những đường đơn để lên men ethanol cần những loại enzyme đắt tiền. Do vậy, quy trình sản xuất thường khó khăn đã đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Vừa qua, sự hợp tác giữa Đan Mạch và I rắc đã cho ra đời một quy trình phân cắt cellulose mới, hoàn toàn không lệ thuộc vào enzyme. Giáo sư Per Morgen thuộc viện Vật lý, Hóa học và Dược khoa, Đại học Nam Đan Mạch nói: “Chúng tôi tự hào giới thiệu một kỹ thuật hoàn toàn không lệ thuộc vào enzyme và không bị bảo hộ bản quyền cũng như không đắt đỏ. Mọi người đều có thể sử dụng kỹ thuật này.” Cùng với những đồng nghiệp từ Đại học Baghdad và Đại học Al-Muthanna ở I rắc, Giáo sư giải thích rằng acid thay vì enzyme đóng vai trò chính trong kỹ thuật mới này. Acid đó được gọi là RHSO3H và được làm chủ yếu từ vỏ trấu của thóc gạo. Tro của vỏ trấu có lượng silicate cao và đây là thành phần quan trọng trong việc sản xuất loại acid mới này. Các nhà khoa học liên kết các phân tử silicate với chlorosulfonic acid và do đó làm các phân tử acid gắn chính nó với silicate và “kết quả là một phân tử hoàn toàn mới được tạo ra - acid RHSO3H - mà có thể thay thế enzyme trong việc phân cắt cellulose thành đường.” Giáo sư Per Morgen đặc biệt tự hào rằng cách thức sản xuất ethanol mới này có tính thân thiện với môi trường và được chấp thuận bởi mọi người: acid xúc tác được làm từ các phế thải thực vật sẵn có và có thể được tái sử dụng nhiều lần. Cách thức làm này không bị bảo hộ độc quyền và ethanol sinh học có thể được sản xuất từ cellulose - vật liệu không được dùng với mục đích nào khác. Ở Việt Nam, tháng 11/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết đinh số: 53/2012/QĐ-TTg về việc “ban hành lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống”. Theo đó xăng E5 (là xăng chứa 5% ethonol) sẽ được sản xuất, phối chế, kinh doanh để sử dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ ở 7 tỉnh thành phố gồm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu từ tháng 12/2014 và trên các địa phương khác của cả nước từ tháng 12/2015. Tiếp đó, xăng E10 (là xăng chứa 10% ethanol) sẽ được đưa vào sử dụng ở 7 tỉnh thành phố kể trên từ tháng 12/2016 và trên toàn quốc từ tháng 12/2017. Bên cạnh đó, các loại diesel B5, B10 (chứa lần lượt 5% và 10% diesel) cũng được khuyến khích sản xuất, phối chế và kinh doanh mặc dù chưa có lộ trình thực hiện. Rõ ràng cũng như các quốc gia khác, nhiên liệu sinh học cũng đang rất được quan tâm và chú trọng phát triển ở Việt Nam. Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn trong việc sản xuất và kinh doanh nhiên liệu sinh học, cũng như những hiểu biết của người tiêu dùng về loại nhiên liệu thân thiện với môi trường này còn chưa cao, nhưng việc áp dụng những kỹ thuật tiên tiến có thể giúp quy trình sản xuất dễ dàng hơn, góp phần hạ giá thành sản phẩm và giúp cho ý thức sử dụng nhiên liệu sinh học trong cộng đồng rộng rãi hơn.                                                                                                    ThS. Dương Mạnh Cường                         Theo ScienceDaily (24/2/2014) Phân bón Hữu cơ vi sinh Organic của Đức – Germany Organic Fertilizer THÀNH PHẦN:  100% nguyên liệu hữu cơ thiên nhiên, không chất độc hại. Nitơ (N) tối thiểu: 1% ; Phốt pho (P2O5) tối thiểu: 3% ; Kali (K2O) tối thiểu: 1%, Hữu cơ (OC) tối thiểu: 23% ; Axit Humic tối thiểu: 1,5% ; Vi sinh vật phân giải Xenlulô – Aspergillus Fumigatus: 1 x 106CFU/g Produkt TÁC DỤNG:  Phân bón Hữu cơ vi sinh Organic của Đức – Germany Organic Fertilizer – dinh dưỡng lý tưởng của cây – Cho nông sản chất lượng vượt trội – Phân bón Hữu cơ vi sinh Organic của Đức – Germany Organic Fertilizer là phân bón hữu cơ vi sinh giàu năng lượng được xử lý bằng công nghệ sinh học tiên tiến của Cộng Hoà LB Đức, sản phẩm của Nhà máy liên doanh phân bón Đức – Việt, phục vụ ngành Nông nghiệp hữu cơ hiện đại bền vững. – Phân bón Hữu cơ vi sinh Organic của Đức – Germany Organic Fertilizer giúp cho cây trồng thỏa mãn về nhu cầu dinh dưỡng nhờ khả năng của vi sinh vật khoáng hóa vật chất vùng rễ. Bằng nguồn năng lượng nội tại với tác động của điều kiện tự nhiên, dinh dưỡng trong đất, trong phân được giải phóng và cung cấp đều đặn cho cây theo nhu cầu. – Phân bón Hữu cơ vi sinh Organic của Đức – Germany Organic Fertilizer kiến tạo môi trường thích hợp giúp bộ rễ cây trồng thực hiện hiệu quả quá trình hô hấp và dinh dưỡng khoáng. – Phân bón Hữu cơ vi sinh Organic của Đức – Germany Organic Fertilizer ngăn chặn quá trình bay hơi, rửa trôi và cố định dinh dưỡng trong đất, hạn chế gây ô nhiễm và tác động xấu tới môi trường. – Phân bón Hữu cơ vi sinh Organic của Đức – Germany Organic Fertilizer cải tạo, duy trì và nâng cao sức sản xuất của đất. Nhờ vậy, năng suất và chất lượng nông sản luôn được tăng trưởng qua từng năm, từng vụ. – Phân bón Hữu cơ vi sinh Organic của Đức – Germany Organic Fertilizer vượt qua giới hạn phân bón, Phân bón Hữu cơ vi sinh Organic của Đức – Germany Organic Fertilizer còn là giải pháp đáp ứng nền Nông nghiệp hữu cơ và thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG: Phân bón Hữu cơ vi sinh Organic của Đức – Germany Organic Fertilizer sử dụng tốt cho mọi đối tượng cây trồng, có thể sử dụng bón lót và bón thúc. Đặc biệt rất phù hợp với trồng trọt công nghệ cao (trong nhà lưới, nhà kính và giá thể ươm giống…). + Cây hoa và rau màu các loại: Lượng dùng từ 0,2 – 0,4 kg/m2, sử dụng 1 – 2 lần/vụ (trước khi gieo trồng hoặc sau mỗi lần thu hái). + Cây lâu năm (Hồ tiêu, Cà phê, cây ăn quả, cây có múi…): Lượng dùng từ 0,5 – 2,0 kg/ gốc, sử dụng 2 – 3 lần/ năm (Đầu, giữa và cuối mùa mưa hoặc bón trong giai đoạn phục hồi cây, phân hóa hoa, nuôi trái). + Cây cảnh (bon sai): Lượng dùng tuỳ theo từng cây, bón từ 0,2 – 1,0 kg/ cây, sử dụng 2 lần/năm (Tháng 2 – T3 và T8 – T9), hoặc bón chăm sóc định kỳ. Cách bón: Nên bón kết hợp làm cỏ, xới sáo, tưới nước và vùi lấp phân, đất trồng mới nên đảo đều phân với đất trước khi trồng. Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng mát. Cảnh báo an toàn: Không nguy hiểm khi tiếp xúc trực tiếp, tránh xa tầm tay trẻ em. QUY CÁCH: Thùng nhựa cao cấp 3kg/thùng. HỒ SƠ PHÁP LÝ: – Số TCCS 15:2016/TN-TH – Hợp quy: IQC Liên hệ mua sản phẩm, làm đại lý bán lẻ sản phẩm ở khu vực thành thị, nông trại rau màu, hoa quả sinh học:

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

nong-trang-xanh-1 CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ XNK NÔNG TRANG XANH GREENFARM  IMPORT  EXPORT INVESTMENT CONSULTANT JOINT STOCK COMPANY Tên công ty viết tắt:GREENFARM JSC Liên hệ mua sản phẩm: Khu vực phía Nam Tp.HCM: 0903.865035 (33T2 Dương Bá Trạc, P.1, Q.8) Khu vực phía Bắc Tp.HCM: 0983129370 (105/16/18 Phan Huy Ích, P.12, Q. Gò Vấp) Phí giao hàng tận nơi 20.000đ (khu vực nội thành Tp.HCM) ngoại thành Tp.HCM: 35-40.000đ
Vì sao nên bổ sung vitamin K?
Dầu olive có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và có hàm lượng vitamin K dồi dào. Vì sao nên bổ sung vitamin K? Ai cũng biết, vitamin K là một loại ...
Quy trình sản xuất chế phẩm phân giải phụ phế phẩm nông nghiệp NTT-TG
Quy trình sản xuất chế phẩm phân giải phụ phế phẩm nông nghiệp NTT-TG Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ sinh học Tiền Giang (Trung tâm) là đơn vị nhận c...