Quy trình sản xuất chế phẩm phân giải phụ phế phẩm nông nghiệp NTT-TG

Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ sinh học Tiền Giang (Trung tâm) là đơn vị nhận chuyển giao các kết quả nghiên cứu từ Chương trình "Ứng dụng công nghệ cao để sản xuất một số loại rau hoa theo hướng nông nghiệp đô thị”, trong đó chế phẩm vi sinh NTT-TG là một trong những kết quả của Chương trình.
 Với chế phẩm NTT-TG người nông dân có thể sử dụng trong việc ủ phân compost (Phân trộn) từ các phụ phế phẩm nông nghiệp do trong thành phần của chế phẩm có chứa tổ hợp vi sinh vật (vi nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn) có hoạt tính phân giải cellulose cao; sản phẩm vừa góp phần giải quyết tình trạng rác thải nông nghiệp tại các hộ sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa tạo sản phẩm phân hữu cơ để bón cho cây trồng. Quy trình sản xuất chế phẩm NTT-TG tại Trung tâm gồm 02 bước chính: Phân lập, tuyển chọn các chủng vi sinh vật từ tự nhiên có khả năng phân giải cellulose cao; Tăng sinh và cố định các chủng vi sinh vật lên chất mang thích hợp để tạo thành chế phẩm. Quy trình phân lập, tuyển chọn các chủng vi sinh vật từ tự nhiên có khả năng phân giải cellulose cao: - Nguồn phân lập vi sinh vật phân giải cellulose: các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải cellulose được phân lập từ các mẫu đất, rác thải nơi có xác bã thực vật đang trong giai đoạn phân hủy, hoai mục. Mẫu thu về được bảo quản ở nhiệt độ 2-5oC. - Môi trường dùng để phân lập vi sinh vật phân giải cellulose: sử dụng môi trường Malt dành cho vi khuẩn, môi trường Czapeck-Dox + 1% CMC dành cho nhóm vi nấm và môi trường Gause + 1% CMC dành cho nhóm xạ khuẩn. Hấp vô trùng các loại môi trường trên ở 121oC, 15 phút sau đó đổ đĩa petri. - Cân 1g mẫu, pha loãng trong 9ml nước cất vô trùng, lắc đều; tiếp tục pha loãng đến các nồng độ cần thiết. Hút 50µL mẫu đã pha loãng trải đều trên các đĩa petri chứa môi trường đã chuẩn bị ở trên. Ủ các đĩa petri này 2-5 ngày ở 30oC, tách ròng từng khuẩn lạc vi sinh vật (nhóm vi khuẩn, vi nấm, xạ khuẩn), thu được những dòng VSV riêng biệt. - Kiểm tra hoạt tính cellulase: Tiến hành cấy điểm các chủng vi sinh vật đã tách ròng trên môi trường có chứa 1% CMC. Ủ ở nhiệt độ và thời gian thích hợp. Sử dụng dung dịch Lugol để đo vòng phân giải của các chủng vi sinh vật phân lập được. Từ đó, tuyển chọn ra các chủng đáp ứng yêu cầu. Riêng đối với nhóm vi nấm và xạ khuẩn, thực hiện thêm giai đoạn làm tiêu bản phòng ẩm để xác định các chủng vi nấm, xạ khuẩn phân lập được thuộc nhóm nào. Quy trình tăng sinh và cố định các chủng vi sinh vật lên chất mang thích hợp để tạo thành chế phẩm: - Nhân sinh khối cấp 1: Pha môi trường mật rỉ, rót 90ml vào chai thủy tinh, hấp tiệt trùng. Dùng que cấy móc cắt một phần thạch chứa khuẩn lạc ở ống thạch nghiêng chuyển qua môi trường mật rỉ. Để tĩnh và ủ ở nhiệt độ phòng. Sau 4 - 5 ngày, chọn những bình không nhiễm để tiến hành các bước tiếp theo. (Lưu ý: Nên nhân sinh khối xạ khuẩn trước 1-2 ngày so với nấm mốc và vi khuẩn). - Nhân sinh khối cấp 2: Trộn đều các chai đã cấy với cám đã hấp tiệt trùng. Tỷ lệ: 3 chai nấm mốc, 2 chai xạ khuẩn, 1 chai vi khuẩn cho 1kg cám. Độ ẩm đạt khoảng 50% là ổn. Đậy kín và ủ trong 24 giờ. - Cố định VSV trên môi trường than bùn đã hoạt hóa: Sau 24h nuôi ủ, chuyển sinh khối cấp 2 của VSV trên môi trường cám vào than bùn đã hoạt hóa (than bùn được kiềm hóa bằng dung dịch Amoniac với tỷ lệ 10% trong 3 ngày, pH sau hóa >7). Trộn đều, đậy kín. Sau 5-10 ngày, bổ sung 1% phân N-P-K 20-20-15. Trộn đều và đóng gói. Hiện tại, Phòng vi sinh ứng dụng của Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ sinh học Tiền Giang đang lưu giữ 03 bộ giống vi sinh vật (thuộc nhóm vi nấm, xạ khuẩn và vi khuẩn) có hoạt tính phân giải cellulose cao phục vụ cho việc nhân sinh khối và phát triển sản xuất chế phẩm vi sinh vật NTT-TG giúp phân giải phụ phế phẩm nông nghiệp.

Huỳnh Như (Sở KHCN Tiền Giang)

Phân bón Hữu cơ vi sinh Organic của Đức – Germany Organic Fertilizer THÀNH PHẦN:  100% nguyên liệu hữu cơ thiên nhiên, không chất độc hại. Nitơ (N) tối thiểu: 1% ; Phốt pho (P2O5) tối thiểu: 3% ; Kali (K2O) tối thiểu: 1%, Hữu cơ (OC) tối thiểu: 23% ; Axit Humic tối thiểu: 1,5% ; Vi sinh vật phân giải Xenlulô – Aspergillus Fumigatus: 1 x 106CFU/g Produkt TÁC DỤNG:  Phân bón Hữu cơ vi sinh Organic của Đức – Germany Organic Fertilizer – dinh dưỡng lý tưởng của cây – Cho nông sản chất lượng vượt trội – Phân bón Hữu cơ vi sinh Organic của Đức – Germany Organic Fertilizer là phân bón hữu cơ vi sinh giàu năng lượng được xử lý bằng công nghệ sinh học tiên tiến của Cộng Hoà LB Đức, sản phẩm của Nhà máy liên doanh phân bón Đức – Việt, phục vụ ngành Nông nghiệp hữu cơ hiện đại bền vững. – Phân bón Hữu cơ vi sinh Organic của Đức – Germany Organic Fertilizer giúp cho cây trồng thỏa mãn về nhu cầu dinh dưỡng nhờ khả năng của vi sinh vật khoáng hóa vật chất vùng rễ. Bằng nguồn năng lượng nội tại với tác động của điều kiện tự nhiên, dinh dưỡng trong đất, trong phân được giải phóng và cung cấp đều đặn cho cây theo nhu cầu. – Phân bón Hữu cơ vi sinh Organic của Đức – Germany Organic Fertilizer kiến tạo môi trường thích hợp giúp bộ rễ cây trồng thực hiện hiệu quả quá trình hô hấp và dinh dưỡng khoáng. – Phân bón Hữu cơ vi sinh Organic của Đức – Germany Organic Fertilizer ngăn chặn quá trình bay hơi, rửa trôi và cố định dinh dưỡng trong đất, hạn chế gây ô nhiễm và tác động xấu tới môi trường. – Phân bón Hữu cơ vi sinh Organic của Đức – Germany Organic Fertilizer cải tạo, duy trì và nâng cao sức sản xuất của đất. Nhờ vậy, năng suất và chất lượng nông sản luôn được tăng trưởng qua từng năm, từng vụ. – Phân bón Hữu cơ vi sinh Organic của Đức – Germany Organic Fertilizer vượt qua giới hạn phân bón, Phân bón Hữu cơ vi sinh Organic của Đức – Germany Organic Fertilizer còn là giải pháp đáp ứng nền Nông nghiệp hữu cơ và thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG: Phân bón Hữu cơ vi sinh Organic của Đức – Germany Organic Fertilizer sử dụng tốt cho mọi đối tượng cây trồng, có thể sử dụng bón lót và bón thúc. Đặc biệt rất phù hợp với trồng trọt công nghệ cao (trong nhà lưới, nhà kính và giá thể ươm giống…). + Cây hoa và rau màu các loại: Lượng dùng từ 0,2 – 0,4 kg/m2, sử dụng 1 – 2 lần/vụ (trước khi gieo trồng hoặc sau mỗi lần thu hái). + Cây lâu năm (Hồ tiêu, Cà phê, cây ăn quả, cây có múi…): Lượng dùng từ 0,5 – 2,0 kg/ gốc, sử dụng 2 – 3 lần/ năm (Đầu, giữa và cuối mùa mưa hoặc bón trong giai đoạn phục hồi cây, phân hóa hoa, nuôi trái). + Cây cảnh (bon sai): Lượng dùng tuỳ theo từng cây, bón từ 0,2 – 1,0 kg/ cây, sử dụng 2 lần/năm (Tháng 2 – T3 và T8 – T9), hoặc bón chăm sóc định kỳ. Cách bón: Nên bón kết hợp làm cỏ, xới sáo, tưới nước và vùi lấp phân, đất trồng mới nên đảo đều phân với đất trước khi trồng. Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng mát. Cảnh báo an toàn: Không nguy hiểm khi tiếp xúc trực tiếp, tránh xa tầm tay trẻ em. QUY CÁCH: Thùng nhựa cao cấp 3kg/thùng. HỒ SƠ PHÁP LÝ: – Số TCCS 15:2016/TN-TH – Hợp quy: IQC Liên hệ mua sản phẩm, làm đại lý bán lẻ sản phẩm ở khu vực thành thị, nông trại rau màu, hoa quả sinh học:

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

nong-trang-xanh-1 CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ XNK NÔNG TRANG XANH GREENFARM  IMPORT  EXPORT INVESTMENT CONSULTANT JOINT STOCK COMPANY Tên công ty viết tắt:GREENFARM JSC Liên hệ mua sản phẩm: Khu vực phía Nam Tp.HCM: 0903.865035 (33T2 Dương Bá Trạc, P.1, Q.8) Khu vực phía Bắc Tp.HCM: 0936.206056 (234 Phan Huy Ích, P.12, Q. Gò Vấp) Phí giao hàng tận nơi 20.000đ (khu vực nội thành Tp.HCM) ngoại thành Tp.HCM: 35-40.000đ
Kỹ thuật mới trong việc phân giải cellulose làm nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học
Kỹ thuật mới trong việc phân giải cellulose làm nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học Trong bối cảnh các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn ki...
Trồng bí đao trên chất đất pha cát ven sông đạt 40 tấn/ha
Trồng bí đao trên chất đất pha cát ven sông đạt 40 tấn/ha Mô hình trồng bí đao đặc ruột không phải là mới. Ở một số địa phương, cây trồng này cho năng...