Những người trồng cà phê, sản xuất cà phê, thường hay nhắc đến tiêu chuẩn 4C dành cho canh tác cà phê đảm bảo chất lượng để tiêu thụ trong nước ở phân khúc chất lượng cao và hướng đến xuất khẩu.

Hiệp hội 4C là một tổ chức đa thành viên mang tính chất mở nhằm tập hợp những người tham gia cam kết thực hiện các quy tắc phát triển bền vững trong lĩnh vực cà phê. Điều này có nghĩa rằng bất cứ tổ chức hay cá nhân nào cũng có thể tham gia vào hiệp hội.

Các thành viên của Hiệp hội 4C bao gồm nông dân trồng cà phê, nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, nhà buôn, nhà rang xay và nhà bán lẻ cũng như các tổ chức xã hội dân sự - ví dụ các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức lập ra các tiêu chuẩn và hiệp hội thương mại, các viện công, tổ chức nghiên cứu và cá nhân cam kết thực hiện theo mục tiêu của Hiệp hội.

Hình ảnh có thể có: văn bản cho biết '40 4 ASSOCIATION for a better coffee world'

Chứng nhận 4C phổ biến trên thế giới.

 

Tiêu chuẩn cà phê 4C là gì?

4C là viết tắt của Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê (Common Code for the Coffee Community). Hiệp hội 4C là tổ chức thực hiện nguyên tắc 4C này (Common Code for the Coffee Community Association) có trụ sở lại Bonn – Cộng hòa liên bang Đức.

- Common (Chung): 4C được xây dựng trên sự nhất trí nội bộ và các nhóm bên liên quan (người sản xuất, thương mại/công nghiệp và tổ chức xã hội).

- Code (Bộ qui tắc): Bộ qui tắc tự nguyện này bước đầu đưa ra một mức tối thiểu về bền vững. Việc tuân thủ được kiểm tra xác nhận kỹ càng.

- Coffee (Cà phê): Tất cả các loại cà phê, các hệ thống sản xuất và các vùng trồng cà phê.

- Community (Cộng đồng): Cà phê 4C được những người nông dân trồng với cam kết giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu nhằm bảo vệ môi trường, đảm bảo môi trường làm việc tốt nhất cho người làm việc, và nhiều hơn thế nữa. Hiện tại đang có khoảng 500.000 hộ nông dân với trên 1,2 triệu nhân công trên thế giới tuân theo quy tắc 4C. Lượng cà phê đạt tiêu chuẩn 4C khoảng 3 triệu tấn (chiếm hơn 30% tổng sản lượng).

Những tiêu chuẩn cụ thể của Cà phê 4C

Bộ quy tác 4C bao gồm 11 nguyên tắc đảm bảo điều kiện sống và làm việ cho người lao động; 11 nguyên tắc bảo vệ môi trường tự nhiên; 6 nguyên tắc giúp đỡ người nông dân tăng lợi nhuận; 10 nguyên tắc thực hành không được chấp nhận.

Quy trình tư vấn chứng nhận 4C

 

  • Đánh giá điều kiện ban đầu của đơn vị xin cấp chứng nhận 4C (vùng nguyên liệu).
  • Lấy mẫu kiểm nghiệm.
  • Đào tạo kiến thức, nhận thức về 4C.
  • Đào tạo, huấn luyện kiểm tra viên (nội bộ).
  • Xây dựng hệ thống, hồ sơ 4C.
  • Hướng dẫn áp dụng 4C vào thực tế (ghi chép hồ sơ lưu trữ, đánh giá, kiểm tra chất lượng nội bộ).

 

11 nguyên tắc đảm bảo điều kiện sống và làm việc

 

  1. Tự do trong hiệp hội: công nhân và người sản xuất có quyền thành lập, làm thành viên và được đại diện bởi một tổ chức độc lập tùy theo lựa chọn của họ.
  2. Tự do mặc cả giá: công nhân có quyền mặc cả giá tập thể.
  3. Phân biệt đối xử: bình đẳng về giới, thai sản, tôn giáo, dân tộc, điều kiện vật chất và quan điểm chính trị
  4. Trẻ em được hưởng tuổi thơ của mình và có quyền đến trường.
  5. Công nhân làm việc được ký hợp đồng lao động.
  6. Các giờ làm việc phải tuân thủ theo luật quốc gia, các hiệp ước quốc tế, thảo luận tập thể. Và phải trả công cho làm thêm giờ.
  7. Tiền lương phải tuân theo quy định của luật quốc gia hoặc thỏa thuận của ngành.
  8. Chủ lao động phải đảm bảo các điều kiện sức khỏe và an toàn làm việc cho công nhân.
  9. Các lao động thời vụ và lao động khoán phải được đối xử công bằng.
  10. Các đối tác kinh doanh và công nhân trong các tổ 4C cần được đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng và năng suất.
  11. Các tổ 4C nỗ lực nâng cao các điều kiện sống và hỗ trợ giáo dục cơ bản cho các đối tác kinh doanh và công nhân.

11 nguyên tắc bảo vệ môi trường tự nhiên

 

  1. Bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm các loại động vật và thực hiện cần được bảo vệ hoặc đang gặp nguy cơ bị tuyệt chủng.
  2. Sử dụng thuốc trừ sâu được giảm đến mức tối thiểu.

3.Các đối tác kinh doanh trong tổ 4C được đào tạo toàn diện và mặc đồ bảo hộ khi dùng thuốc trừ sâu và các hóa chất khác. Các sản phẩm có khả năng gây hại cho môi trường được cất giữ và xử lý cẩn thận.

  1. Các tổ 4C áp dụng các nguyên tắc bảo tồn đất đai nhằm chống xói mòn đất. Các nguyên tắc này có thể là thâm canh theo đường đồng mức, phá nền đất cao, lớp đất vĩnh cửu hoặc những điều kiện khác phụ thuộc vào địa phương.
  2. Phân bón được sự dụng thích hợp.
  3. Đề ra các chiến lược quản lý chất hữu cơ. Những chiến lược này bao gồm duy trì thực vật phủ đất quanh năm. Cũng như tái chế các chất hữu cơ và ứng dụng vào chăm sóc đất.
  4. Có các chiến lược bảo tồn và dự trữ nguồn nước, ví dụ như các hệ thống tưới tiêu tốt hơn và xử lý ướt hiệu quả.
  5. Có kế hoạch xử lý rác thải.
  6. Thực hiện các chiến lược xử lý rác thải an toàn.
  7. Các nguồn năng lượng thay thế ví dụ như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và sinh khối được sử dụng trong các tổ 4C.
  8. Sử dụng năng lượng được giám sát trong tổ 4C. Định ra các chiến lược sử dụng tiết kiệm và các biện pháp chủ động ví dụ như sử dụng các thiết bị hiệu quả được thực hiện.

Hình ảnh có thể có: văn bản cho biết 'Những ai tham gia vào chuỗi 4C? Tất cả các tác nhân trong chuỗi Cá nhân người sx/ đồn điền Nhóm Nhà máy/ người Người thu sản xuất/ gom/xuất HTX khẩu Kinh doanh Rang xay/ Bán lẻ hòa tan Người tiêu dùng'

6 nguyên tắc trong chứng nhận 4C giúp đỡ người nông dân tăng lợi nhuận

Nguyên tắc 1: Người nông dân có quyền được biết các thông tin về thị trường và giá cà phê. Các thông tin cần phải được cập nhật thường xuyên, khách quan và dễ hiểu.

Nguyên tắc 2: Tổ 4C nâng cao khả năng của nhà sản xuất nhằm nâng cao các cơ hội tiếp cận với thị trường, bao gồm thông tin thị trường, tín dụng tài chính, cung cấp đầu vào…

Nguyên tắc 3: Chất lượng cà phê thường xuyên được đánh giá, dựa trên các thuộc tính thị trường khác nhau như độ ẩm, độ hụt, hương vị, mùi thơm, hoặc độ axit cũng như các thuộc tính bền vững. Người nông dân phải được tiếp cận với các báo cáo này.

Nguyên tắc 4: Lưu giữ các biên bản: Người nông dân phải được tiếp cận với một hệ thống dễ sử dụng cho phép họ nhập các dữ liệu kỹ thuật và tài chính chủ chốt, ví dụ trường, giá trị lao động, các đầu vào và giá bán.

Nguyên tắc 5: Cơ chế giá bán phải công khai và phản ánh đúng chất lượng cà phê và các nguyên tắc thực hành sản xuất vững bền.

Nguyên tắc 6: Truy xuất nguồn gốc Cà phê có thể được truy xuất nguồn gốc theo chuỗi cung ứng, lý tưởng nhất là từ nông trại cho đến người bán lẻ cuối cùng. Cà phê có chất lượng khác nhau và/hoặc có nguồn gốc từ tổ 4C phải được dán nhãn riêng biệt và để riêng.​

 

10 quy tắc thực hành không được chấp nhận

Quy tắc 1: Lao động trẻ em

Quy tắc 2: Lao động cưỡng ép và bắt buộc

Quy tắc 3: Buôn bán con người

Quy tắc 4: Cấm thành viên hoặc đại diện của hiệp hội thương mại

Quy tắc 5: Thu hồi tài sản cưỡng ép mà không có sự đền bù tương xứng

Quy tắc 6: Không cung cấp nơi ở thích hợp cho công nhân

Quy tắc 7: Không cung cấp nước sạch cho tất cả các công nhân

Quy tắc 8: Chặt rừng nguyên sinh hoặc bất cứ hình thức phá hoại các tài nguyên thiên nhiên khác

Quy tắc 9: Sử dụng các thuốc trừ sâu bị cấm

Quy tắc 10: Các giao dịch trái đạo đức trong quan hệ kinh doanh.

 

Nguyễn Văn Đông

Kỹ thuật trồng nấm linh chi
Nấm linh chi là loại nấm có giá trị, vừa trong lĩnh vực thưởng thức về ẩm thực trong các sản phẩm như cà phê linh chi, trà linh chi… vừa được bào chế ...
Dinh dưỡng hữu cơ để nuôi trồng nấm linh chi
Trồng nấm linh chi hữu cơ có giá trị dinh dưỡng tốt và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Việc tìm hiểu đầu tư, chủ động tạo ra nguồn dinh dưỡng hữu c...